NCS Vũ Văn Tùng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 17/12/2012 tại P401 Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Văn Tùng, chuyên ngành Kinh tế học (Thống kê kinh tế), với đề tài "Phương pháp thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động của các Đoàn kinh tế quốc phòng (minh họa qua số liệu của Đoàn kinh tế quốc phòng 327 - Quân khu 3)".
Thứ hai, ngày 17/12/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phương pháp thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động của các Đoàn kinh tế quốc phòng (minh họa qua số liệu của Đoàn kinh tế quốc phòng 327 - Quân khu 3)”
Chuyên ngành: Kinh tế học (Thống kê kinh tế)                     
Mã số: 62310301
Nghiên cứu sinh:  Vũ Văn Tùng     
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Phan Công Nghĩa 2. PGS.TS Nguyễn Công Nhự

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

- Có nhiều luận án nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê ở các đơn vị quân đội (doanh nghiệp, nhà trường..) nhưng chưa có luận án nào nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả một cách đầy đủ ở đơn vị quân đội có tính đặc thù là đoàn kinh tế quốc phòng.

- Luận án phân tích và chỉ rõ: kết quả hoạt động của các đoàn kinh tế quốc phòng có những đặc điểm khác biệt với các doanh nghiệp khác, đó là hoạt động không vì mục đích và động cơ thu lợi nhuận, không hạch toán lỗ lãi và luôn bám sát nhiệm vụ kinh tế quốc phòng Nhà nước giao.

- Luận án đã bổ sung và hoàn thiện hệ thống 70 chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động của đoàn kinh tế quốc phòng (trong đó có 18 chỉ tiêu mới) bao quát các nội dung ổn định dân cư xóa đói giảm nghèo (15 chỉ tiêu); văn hóa xã hội (13 chỉ tiêu); tổ chức phát triển sản xuất (16 chỉ tiêu); xây dựng cơ sở hạ tầng (22 chỉ tiêu); sản xuất kinh doanh (4 chỉ tiêu).

- Ngoài 4 phương pháp đang sử dụng để phân tích thống kê kết quả hoạt động của các đoàn kinh tế quốc phòng (gồm phân tổ thống kê; bảng thống kê; đồ thị; số tương đối), luận án đã bổ sung vào 4 phương pháp mới, đó là dãy số thời gian, dự đoán, kiểm định phi tham sô và chỉ số. Việc vận dụng phương pháp mới cho phép phân tích vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động từng mặt của đoàn kinh tế quốc phòng cũng như đánh giá vai trò của đoàn kinh tế quốc phòng.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án phân tích và chỉ rõ: công tác thống kê kết quả hoạt động của các đoàn kinh tế quốc phòng còn chưa hệ thống, đầy đủ, gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng bởi tính đặc thù trong hoạt động của đoàn kinh tế quốc phòng.

Luận án đề xuất một số kiến nghị mới, liên quan đến việc tổ chức thực hiện công tác thống kê kết quả hoạt động của đoàn kinh tế quốc phòng, bao gồm tập huấn điều tra chuyên môn; điều chỉnh mô hình tổ chức đoàn kinh tế quốc phòng để phù hợp với thực tiễn hiện nay. Việc đánh giá mối liên hệ giữa các kết quả các hoạt động, các nhân tố ảnh hưởng đến chúng và tác động của các kết quả đến phát triển kinh tế xã hội cần có các nghiên cứu tiếp theo.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

The thesis topic: “Statistical methods for measuring performance of military business groups (illustrated by data of  the Military Economic Group No. 327 – Military Zone 3)”
Major: Economic (Economic Statistics)                     
Code: 62.31.03.01
PhD Candidate:  Vũ Văn Tùng     
Supervisor: 1. Pro. Dr. Phan Công Nghĩa         2. Assoc. Pro. Dr. Nguyễn Công Nhự

New academic and theoretical contributions

- Many theses have studied the system of statistical indicators in military agencies (business, institutions, etc.). However, this is the first time a thesis has chosen to research the system of statistical performance indicators fully in such a particular military agency as military economic group (MEG.)

- The thesis analyzed and clarified that performance outcomes of MEG are different from those of other businesses. These are not-for-profit activities which do not indicator losses and profits and always closely relate to the military and economic missions assigned by the Government.

- The thesis added and completed the system of 70 indicators to analyze the performance of a MEG, of which 18 are new indicators. These indicators cover such items as stabilizing residence, removing famine, reducing poverty (15 indicators); cultural - social activities (13 indicators); organizing and developing production activities (16 indicators); developing infrastructure (22 indicators); manufacturing and doing business (4 indicators).

- Besides the 4 statistical methods currently used to analyze performance outcomes of MEGs, including statistical classification; statistical tables and graphs; relative figures, the thesis has also added 4 new methods, namely time series, forecast, non-parametric statistical u-test and index. The application of new methods allows the analysis of roles and impacts of each factor on the performance in each field of the MEG as well as on the evaluation of the MEGs’ roles.

New conclusions and recommendations drawn from the research

The thesis analyzed and clarified that the statistical work on performance results of MEGs is neither systematic nor complete. It does face many difficulties due to the particular characteristics of MEGs.

The thesis has suggested some new recommendations related to organizing the statistical work on performance outcomes of MEGs, including  professional training for statistical workers; adapting the structural organization of MEGs to fit with the reality nowadays. The evaluation of the relationship between performance outcomes, the factors influencing them and the impacts of the MEGs’ performance outcomes on the socio-economic development requires further studies.