nghiên cứu sinh Trương Thị Thu Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 02/10/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trương Thị Thu Hương, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ tư, ngày 02/10/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng            
Nghiên cứu sinh: Trương Thị Thu Hương              
Người hướng dẫn: 1.TS. Lê Thị Hương Lan; 2. TS. Đào Lê Minh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt lý luận
 
Xuất phát từ lý thuyết tín hiệu nói chung và tín hiệu cổ tức nói riêng, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về mối quan hệ một chiều giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai; phân tích và làm rõ điểm khác biệt giữa thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển và TTCK cận biên. Từ đó, Luận án xây dựng và kiểm định giả thuyết về tín hiệu cổ tức trên TTCK cận biên tại Việt Nam. Các bằng chứng thực nghiệm thu được từ nghiên cứu là nguồn tài liệu ý nghĩa về mặt lý thuyết tín hiệu cổ tức mà các các quốc gia đang phát triển khác có thể tham khảo, dưới các khía cạnh như sau:
 
(i)Có tồn tại mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi sau đó của các công ty?
 
(ii)Có tồn tại sự khác biệt trong mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty do nhà nước kiểm soát so với các công ty do tư nhân kiểm soát? 
 
(iii) Hoạt động mua lại cổ phiếu trên thị trường trong năm thay đổi cổ tức có làm giảm nội dung thông tin từ tín hiệu cổ tức?
 
Đặc biệt, Luận án đã bổ sung 3 biến kiểm soát vào mô hình kiểm định mối tương quan trên và đều tìm thấy ý nghĩa giải thích, 3 biến gồm: Quy mô doanh nghiệp, cơ hội đầu tư và tốc độ tăng trưởng. Cuối cùng, Luận án đã cũng góp phần đưa ra các bằng chứng ủng hộ lý thuyết tín hiệu cổ tức trên những thị trường mới nổi như Việt Nam. 
 
Những đóng góp mới về thực tiễn
 
Sử dụng mẫu nghiên cứu gồm: 657 quan sát cổ tức tăng, 893 quan sát cổ tức giảm và 643 quan sát cổ tức không đổi tại các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh và Sở GDCK Hà Nội trong giai đoạn 2008-2017, Luận án đã đưa ra các bằng chứng thuyết phục về mối quan hệ nhân quả giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi 1 năm tiếp theo tại TTCK Việt Nam – điều mà chưa có nghiên cứu nào trước đây chỉ ra. Nhìn chung trên TTCK Việt Nam, tăng cổ tức hàm ý rằng lợi nhuận năm sau của doanh nghiệp sẽ tăng, giảm cổ tức hàm ý rằng lợi nhuận năm sau của doanh nghiệp sẽ giảm, nhưng mức lợi nhuận giảm lớn hơn mức lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, lý thuyết tín hiệu không hoàn toàn được khẳng định trong các doanh nghiệp theo ngành nghề khác nhau, khi phân loại theo yếu tố kiểm soát Nhà nước và tư nhân, hoặc doanh nghiệp có hoạt động mua lại/không mua lại cổ phiếu tại năm thay đổi cổ tức. Cụ thể: Các doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát, không ủng hộ lý thuyết tín hiệu cổ tức; Các doanh nghiệp thay đổi cổ tức và đồng thời có hoạt động mua lại cổ phiếu trên thị trường, nghiên cứu không tìm thấy minh chứng về mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai.
 
Đây là những phát hiện có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn đối với các Nhà đầu tư khi dự đoán khả năng sinh lời của doanh nghiệp 2 năm sau dựa trên dấu hiệu thay đổi cổ tức. Ngoài ra, nghiên cứu cũng là cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra chính sách cổ tức hợp lý hơn, trên cơ sở cân bằng mục đích phát triển của doanh nghiệp và tâm lý của các cổ đông; cũng như một số kiến nghị cho cơ quan quản lý Nhà nước trong việc ban hành quy định về công bố thông tin cổ tức.
 
 
 
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: "The relationship between dividend changes and profitability of listed companies on Vietnam stock market" 
Major: Finance - Banking                
PhD Candidate:  Truong Thi Thu Huong               
Instructor: 1. Dr. Le Thi Huong Lan; 2. Dr. Dao Le Minh
Institution: National Economics University
 
Theoretical contributions 
 
Based on the signaling theory in general and dividend signaling theory in particular, the thesis systematized the theoretical basis of one-way relationship between dividend changes and future profitability; analyzed and clarified the difference between the developed stock market and the frontier stock market. Whereby, the thesis has established and tested the hypothesis of dividend signaling on the frontier stock market in Vietnam. The empirical evidence obtained from the study is a significant source of information in terms of dividend signaling theory that other developing countries can refer to.
 
(i)  Is there a relationship between dividend changes and future profitability of firms? 
 
(ii)Are there any differences in the relationship between dividend changes and profitability of state-owned companies and privately owned companies?
 
(iii)Does repurchasing shares in the market in the dividend change year reduce the content of information from dividend signaling?
 
Moreover, the thesis has added 3 control variables into the model to test the above relationship which are all statistically significant. The 3 variables are: Enterprise size, investment opportunities and growth rate. Finally, the thesis also contributed to providing evidence to support the signaling theory of dividend in emerging markets like Vietnam.
 
Practical contributions 
 
The research sample includes: 657 observations of dividend increases, 893 observations of dividend decreases and 643 observations of no-change dividends of non-financial companies listed on Ho Chi Minh Stock Exchange and Hanoi Stock Exchange in the period 2008-2017. The thesis has provided convincing evidence of the causal relationship between dividend changes and profitability in 1 subsequent years in Vietnam stock market – which has not been proved by any prior research. In general, on Vietnam stock market, dividend increases imply that the profits in one following year of the company will increase, dividend decreases indicate that the profits in one following year of the company will decrease, but the decreases in profits will be higher than the increases in profits. However, the signaling theory is not completely confirmed with enterprises of different sectors, enterprises categorized by state-owned and privately owned factors, or enterprises that buy back/not buy back shares in the dividend change year. Specifically: State-owned enterprises do not support signaling theory of dividends; with companies changing dividends at the same time repurchasing stocks in the market, research does not find any evidence of the relationship between dividend changes and future profitability. 
 
These findings are of practical significance to investors when predicting the profitability of enterprises in 2 subsequent years based on signs of dividend changes. In addition, research is basis for enterprises to provide more reasonable dividend policies, on the basis of balancing the purpose of business development and the psychology of shareholders; as well as proposing some recommendations for the State management agencies in issuing regulations on information disclosures of dividends.