Nghiên cứu sinh Bùi Huy Cường bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 14/04/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Huy Cường, chuyên ngành Kinh tế phát triển với đề tài: Nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh Vùng Thủ đô Hà Nội.
Thứ ba, ngày 28/02/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI trên địa bàn các tỉnh Vùng Thủ đô Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển        Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Bùi Huy Cường        Mã NCS: NCS40.09PT
Người hướng dẫn: GS.TS. Ngô Thắng Lợi
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1) Luận án không đặt vấn đề nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI dưới góc độ một khu vực kinh tế (mà dưới góc độ là một nguồn vốn đầu tư), và cũng không giải quyết vấn đề từ phía bản thân khu vực kinh tế này (các doanh nghiệp FDI) mà là ở góc độ chủ thể tiếp nhận dòng vốn (các địa phương của Vùng Thủ Đô), điều này thể hiện sự khác biệt và mới hơn của cách tiếp cận chuyên ngành Kinh tế Phát triển so với các nghiên cứu về chủ đề này dưới góc độ chuyên ngành Quản trị kinh doanh hay quản lý kinh tế. 
(2) Với cách đặt vấn đề của chuyên ngành Kinh tế phát triển, luận án đã hướng nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI theo hai nội hàm gắn với chất lượng của phát triển, đó là cấu trúc dòng vốn và hiệu quả dòng vốn. Đứng trên góc độ địa phương tiếp nhận dòng vốn, luận án cũng loại bỏ các tiêu chí hay nội dung đánh giá hiệu quả về mặt số lượng (như giải quyết việc thiếu vốn hay giải quyết bài toán giải quyết việc làm, mà chủ yếu nhấn mạnh đến mục tiêu về chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay đóng góp vào hiệu quả phát triển của kinh tế, xã hội địa phương).    

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1) Trên cơ sở Bộ tiêu chí NCS đưa ra và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, luận án đã rút ra được những kết luận: (i) Các góc độ cấu trúc dòng vốn FDI hiện nay ở các địa phương vùng Thủ đô đều có vấn đề và chưa đáp ứng được mục tiêu tiếp nhận của địa phương, cần được điều chỉnh lại phù hợp với yêu cầu của thực hiện mô hình tăng trưởng nhanh, hiệu quả dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo; (ii) Về hiệu quả dòng vốn, ngoài việc đóng góp tốt vào tăng trưởng GRDP và năng suất lao động của các địa phương thuộc vùng Thủ đô, nhưng các hiệu ứng về chuyển dịch cơ cấu, tăng thu ngân sách và thực hiện tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp nội địa còn yếu và chưa đảm bảo yêu cầu của địa phương.  
(2) Luận án phân tích thực nghiệm nhằm đánh giá 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI dựa trên số liệu sơ cấp và sử dụng phần mềm SPSS 26.0 để kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được 3 nhóm nhân tố tác động mạnh nhất đến chất lượng dòng vốn FDI vào địa phương vùng Thủ Đô và cũng là 3 nhân tố còn nhiều bất cập cản trở đến những dòng vốn FDI có chất lượng vào địa phương. Ba nhân tố tác động mạnh nhất được sắp xếp theo thứ tự, đó là : Vị trí địa lý và Cơ sở hạ tầng giao thông; Trình độ lao động; các cơ chế chính sách định hướng và điều tiết dòng vốn. 
(3) Luận án đưa ra được những định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào các tỉnh Vùng Thủ đô trong thời gian tới dựa trên quan điểm giải quyết những vấn đề bất cập và nguyên nhân, và có chú ý đến yêu cầu đặt ra của QĐ Số 667/QĐ-TTg (2/6/2022) về phê duyệt chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Các giải pháp tập trung vào giải quyết ba nguyên nhân hạn chế, đó là: cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nhân lực các địa phương và tăng cường các chính sách để định hướng và điều tiết dòng vốn theo hướng bảo đảm tốt chất lượng, phù hợp với mục tiêu và yêu cầu tiếp nhận của địa phương.

-----------------------------

THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS

Thesis topic: A study on the quality of FDI in Hanoi capital region 
Major: Development Economics        Code: 9310105
PhD attendant: Bùi Huy Cường        ID: NCS40.09PT
Supervisor: Pro. Dr. Ngô Thắng Lợi
Institution: National Economics university 

Theoretical contributions 

(1) The thesis neither investigated the issue of FDI quality from the perspective of an economic area (but a source of investment capital instead), nor tackled the issue from this economic area itself (FDI enterprises) but from the perspective of capital recipient (provinces of Hanoi capital region). This created a big difference in the thesis approach, which was based on develoment economics rather than business administration or managerial economics like previous studies. 
(2) Based on the perspective of development economics, the thesis explored the quality of FDI relying on its content attached with quality of development, which was so-called capital structure and effectiveness. From the viewpoint of capital recipient, the thesis excluded indicators and contents evaluating capital effectiveness based on its quantity (like dealing with capital shortage, limited jobs). In stead, it focused on objectives linked with technology transfer, economic structure transition and contribution to socio-economic development of the local area.  
 
New findings and proposals based the research survey 

(1) Based on the indicators proposed by the author and consulted with experts, the author concluded that (i) Current aspects of FDI structure in Hanoi capital region were problematic, which could not meet receiving requirement of the local province and should be adjusted to be more suitable with the implementation of a rapid and effective model relying on high tech and innovation ; (ii) Regarding capital flow effectiveness, in addition to its great contribution to GRDP growth and labor productivity in Hanoi capital region, this capital source wasa still weak in terms of its effects on structrure transition, budget increase, domestic enterprise motivation and incompatible with local requirements.  
(2) The thesis analyzed an experimental study in order to evaluate 6 influencing factors on the quality of FDI, which was based on primary data, processed by SPSS 26.0 to test the scale reliability and analyzed by regression model. The research findings indicated 3 indicators with strong impact on FDI quality in Hanoi capital region, which were also those preventing quality FDI in this region. Ranging from the strongest to the lowest influencing level, these three indicators were location and infrastructure ; labor level as well as policies on capital orientation and distribution respectively. 
(3) The thesis found out orientations and solutions to improve FDI quality in Hanoi capital region in the future, which were based on the idea of solving current problems and noticing requirements of the Decision No. 667/QĐ-TTg (2/6/2022) on approving strategy for international partnership in the period of 2021-2030. Focusing on three limitations, those solutions were comprised of improving infrastructure, enhancing human resource quality and promoting policies to orient and regulate the capital so that it could have high quality and be appropriate with receiving requirements of the local area.