Nghiên cứu sinh Bùi Quốc Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 21/7/2021 tại G101 nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Quốc Anh, chuyên ngành Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động), với đề tài "Ảnh hưởng của sự công bằng tổ chức đến sự thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 21/06/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app

Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của sự công bằng tổ chức đến sự thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Bùi Quốc Anh
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động)    Mã số: 9340404
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thị Bích Ngọc; TS. Bùi Sỹ Lợi

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Xây dựng mô hình mới và kiểm định mô hình về mối quan hệ giữa công bằng tổ chức, hài lòng công việc và sự thực hiện công việc của người lao động trong bối cảnh của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khẳng định công bằng tổ chức và các thành phần của công bằng tổ chức (công bằng phân phối, công bằng thủ tục và công bằng tương tác) có mối quan hệ thuận chiều với sự thực hiện công việc và hài lòng công việc cùng với các thành phần của nó (hài lòng bản thân công việc và hài lòng với điều kiện kèm theo công việc) đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này. Mức độ tác động của từng nhân tố (công bằng phân phối, công bằng thủ tục, hài lòng với điều kiện kèm theo công việc) đến nhân tố thực hiện công việc của người lao động là rất lớn..

(2) Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm bàn luận sâu về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu và khám phá yếu tố thuộc về bối cảnh của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa công bằng tổ chức, hài lòng công việc và sự thực hiện công việc của người lao động. Nghiên cứu định tính khẳng định phong cách lãnh đạo có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa công bằng tổ chức, hài lòng công việc và thực hiện công việc của người lao động. Nghiên cứu định tính cũng chỉ ra 2 nhân tố gồm tư tưởng văn hóa tập thể và chính sách, quy trình và tư tưởng quản lý doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân dẫn đến cảm nhận về công bằng tổ chức, hài lòng công việc và sự thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước ở mức thấp và ảnh hưởng đến mối quan hệ.

(3) Phát triển thước đo mới đo lường hài lòng với bản thân công việc của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

(1) Kết quả nghiên cứu gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách (chính sách tiền lương, chính sách cán bộ), các nhà quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh chính sách quản lý (trả lương, đánh giá thực hiện công việc, cải thiện văn hóa doanh nghiệp, quy trình thủ tục nội bộ, phân công công việc…) nhằm đảm bảo sự công bằng, góp phần nâng cao sự hài lòng công việc và sự thực hiện công việc của người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

(2) Mô hình nghiên cứu của luận án có thể mở rộng, điều chỉnh để nghiên cứu ở bối cảnh là các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các thành phần doanh nghiệp khác, các tổ chức khác, ở các quốc gia khác nhau.

---------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis topic: The influence of organizational justice on job performance of employees in state-owned enterprises in Vietnam
PhD Candidate: Bui Quoc Anh
Major: Labor Economics       Code: 9340404
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Pham Thi Bich Ngoc, Dr. Bui Sy Loi

New academic and theoretical contributions

(1) Building and testing a new model on the relationship between organizational justice, job satisfaction and performance of employees in state-owned enterprises in Vietnam. The research results confirm that organizational justice and its components (distributive justice, procedural justice and interactive justice) have a positive relationship with job performance, and satisfaction and its components (job satisfaction and job condition satisfaction), which play an intermediary role in this relationship. The impact level of factors (including distributive justice, procedural justice, and satisfaction with the job conditions) on job performance is very large.

(2) Using a combination of qualitative and quantitative research methods to discuss in-depth the relationship between the variables in the research model and explore the contextual factors of state-owned enterprises in Vietnam affecting the relationship between organizational justice and employees’ job satisfaction and performance. Qualitative research confirms that leadership style plays a role in regulating the relationship between organizational justice, job satisfaction and performance of employees. Qualitative research also indicates that two factors, including collective culture and policies, processes and management ideas in state-owned enterprises, lead to the low level of the perception of organizational justice, job satisfaction and performance of employees in state-owned enterprises and influencing the relationship.

(3) The development of a variable to measure employee’s satisfaction in state-owned enterprises in Vietnam.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

(1) The research results suggest that policy makers (salary policies, human resource policies), managers in state-owned enterprises should adjust management policies (payment, performance assessment, corporate culture improvement, internal processes and procedures, assigning tasks, etc.) to ensure fairness, contribute to improve job satisfaction and performance of employees, resulting in improving the operational efficiency of enterprises.

(2) The research model of the thesis can be expanded and adjusted to apply in the context of private enterprises, FDI enterprises or other types of enterprises, organizations, or in different countries.