Nghiên cứu sinh Bùi Quý Thuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 15/01/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Quý Thuấn chuyên ngành Kinh tế quốc tế, với đề tài: Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu đến thương mại giữa Việt Nam và Nga.
Thứ sáu, ngày 24/12/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu đến thương mại giữa Việt Nam và Nga
Nghiên cứu sinh: Bùi Qúy Thuấn         Mã NCS: NCS37.01B3QT
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế         Mã số: 9310106
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Bùi Huy Nhượng 2. TS Bùi Thúy Vân
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, Luận án đã làm rõ và bổ sung khái niệm về hiệp định thương mại tự do. Tác giả cũng chỉ ra tác động của hiệp định thương mại tự do đến thương mại của hai quốc gia dưới 2 góc độ: (1) tác động tĩnh (ngắn hạn) gồm tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại; (2) tác động động (dài hạn). Đồng thời, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại giữa hai quốc gia, trong đó nhấn mạnh đến tác động của hiệp định thương mại và cắt giảm thuế quan.
Thứ hai, nghiên cứu sử dụng 02 phương pháp đánh giá tác động của hiệp định gồm: (1) Phương pháp định tính nhằm chỉ ra tác động của các yếu tố không định lượng được như rào cản phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, tạo thuận lợi hóa cho thương mại và hải quan; (2) Phương pháp định lượng gồm chỉ số thương mại như chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA), chỉ số định hướng khu vực (RO), chỉ số cường độ thương mại (TII) và ước lượng mô hình trọng lực hấp dẫn cấu trúc hai bước của Heckman nhằm đánh giá tác động của hiệp định cũng như lợi ích thương mại trực tiếp (sự thay đổi về cán cân thương mại) và lợi ích mở rộng (khả năng mở rộng thị trường) giữa Việt Nam và Nga trước và sau khi có hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Nghiên cứu đã có những phát hiện mới, cụ thể: (1) Rào cản phi thuế quan, hạn ngạch thuế quan cũng như các rào cản tiếp cận thị trường đang là những cản trở thúc đẩy gia tăng thương mại giữa Việt Nam và Nga; (2) Thương mại giữa Việt Nam và Nga mang tính bổ sung, các sản phẩm xuất khẩu không có cạnh tranh trực tiếp; (3) Hiệp định thương mại đã có tác động tích cực đến thương mại giữa Việt Nam và Nga, cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu tăng tương ứng là 0,136% và 0,019% so với trước khi có hiệp định, điều này cho thấy trao đổi thương mại chưa tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia. Ngoài ra, việc cắt giảm 1% thuế xuất nhập khẩu theo hiệp định đã làm gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga là 0,009% nhưng làm giảm nhập khẩu của Việt Nam từ Nga là 0,014%, như vậy cắt giảm thuế quan trong hiệp định có tác động “chuyển hướng thương mại” giữa Việt Nam và Nga, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn khác bên ngoài các nước thuộc liên minh kinh tế Á – Âu và Nga.
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Nga như (1) tiếp tục phổ biến các lợi ích của hiệp định cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước; (2) đẩy nhanh hơn nữa quá trình cắt giảm hàng rào phi thuế quan đối với các hàng hóa mà hai bên có lợi thế cạnh tranh; (3) đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh, bổ sung cho nhau nhằm tận dụng các ưu đãi từ hiệp định; (4) tạo thuận lợi cho thương mại, cải thiện hạ tầng và cắt giảm chi phí logistics, quy định liên quan đến đồng tiền thanh toán, kết nối và mở rộng thị trường thông qua cộng đồng doanh nghiệp của hai quốc gia, thúc đẩy thương mại thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Nga và EAEU. 

-----------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis: Impact of the Vietnam – Eurasian Economic Union Free Trade Agreement on the trade between Vietnam and Russia
Major: International Economics         Code: 9310106
PhD candidate: Bui Quy Thuan         PhD Candidate Code: NCS37.01B3QT
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Bui Huy Nhuong/ Dr. Bui Thuy Van
Institution: National Economics University  

New academic and theoretical contribution:  

Firstly, the thesis has approached comprehensively the concept of free trade agreement. Author also finds out the impact of free trade agreement on two countries’ trade according to the following two points: (1) static effects (short-term) include trade creation and trade diversion; (2) dynamic effects (long-term). Simultanously, clarify the factors to affect trade between the two countries, in which emphasis on the impact of trade agreement and tariff reduction. 
Secondly, the thesis develops two methodologies to evaluate the impact of free trade agreement: (1) Qualitative approach to find out the impact of non – quantitative factors such as non-tariff barriers, rules of origin, trade facilitation and customs; (2) Quantitative approach include trade indicators such as the revealed comparative advantage (RCA), regional orientation index (RO), trade intensity index (TII) and estimate Heckman's two-step structure gravity model to assess the impact of agreement as well as the direct commercial benefits (change in trade balance) and expanding benefits (ability to expand the market) between Vietnam and Russia before and after the Vietnam – EAEU free trade agreement. 

New findings and proposals from the research results of the thesis: 

The thesis has found out new findings, in particular: (1) Non-tariff barriers, tariff quotas as well as barriers to market access are obstacles to promote trade growth between Vietnam and Russia; (2) Trade between Vietnam and Russia is complementary, export products have not directly compete each other; (3) The free trade agreement has had a positive impact on trade between Vietnam and Russia, specifically export and import increased by 0,136% and 0,019% respectively compared to before the agreement, it show that trade exchange is not match with comprehensive strategic partnership between the two countries. Moreover, cut off 1% of import and export tariff under the agreement that has increased Vietnam's exports to Russia by 0,009% but reduced Vietnam's imports from Russia by 0,014%, the tariff reduction consiquence has the effect of "diversion of trade" between Vietnam and Russia, Vietnam tends to import from other trading partners outside Russia and EAEU countries. 
From the research results, the thesis proposes the solutions to promote trade between Vietnam and Russia, specifically: (1) continue to advertise the agreement benefits to enterprise communities of the two countries; (2) further accelerate non-tariff barriers process on goods in which the two countries have competitive advatages; (3) promote production and export the products with competitive advatages, complement each other to take incentives from the agreement; (4) facilitate trade, improve infrastructure and cut logistics costs, regulations related to payment currencies, connect and expand market through the enterprise communities of the two countries, promote trade through foreign investment activities, improve the business investment environment for enterprises as well as enhancing the competitiveness of Vietnam goods in the Russian and EAEU market.