Nghiên cứu sinh Bùi Thanh Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/7/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Thanh Hà, chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài "Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc".
Thứ tư, ngày 23/06/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app

Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc
Chuyên ngành: Khoa học quản lý        Mã số: 9310110_QL
Nghiên cứu sinh: Bùi Thanh Hà          Mã NCS: NCS37.116QL
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Một là, luận án sử dụng lý thuyết về vốn con người để giải thích cho ảnh hưởng của đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc.
Hai là, luận án đã vận dụng mô hình Mincer với phương pháp điều chỉnh sai số mẫu Heckman để ước  để lượng hóa ảnh hưởng của đào tạo nghề đến cơ hội việc làm của người lao động, đến thu nhập của người lao động vùng Tây Bắc, điều này giúp tăng độ chính xác của kết quả định lượng. Đối với cấp hộ gia đình, luận án sử dụng chỉ số tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong hộ làm biến để phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều của hộ, như vậy kết quả thu được phản ánh tốt hơn so với trường hợp các nghiên cứu sử dụng biến trình độ của chủ hộ để phản ánh. 

Một số phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

Một là, đào tạo nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội có việc làm và thu nhập của các hộ gia đình vùng Tây Bắc góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 
Hai là, số người trong hộ được đào tạo nghề càng nhiều thì khả năng hộ rơi nghèo đói càng giảm; các chủ hộ đã qua đào tạo nghề có khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo đa chiều cao hơn so với chủ hộ chưa được đi học, chưa đào tạo nghề; 
Ba là, công tác đào tạo nghề cho lao động hiện nay chưa được coi trọng đúng mức, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa nhiều; vẫn tồn tại rào cản chính sách khuyến khích nông dân nòng cốt để tham gia dạy nghề, truyền nghề; việc kết nối giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp còn hạn chế. 
Bốn là, các giải pháp nhằm thực thi tốt chính sách đào tạo  nghề cho lao động vùng Tây Bắc, bao gồm: (i) Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ; (ii) Nghiên cứu và ban hành các chính sách, quy định (đặc thù), khuyến khích sự phát triển thị trường nông nghiệp, nông thôn; (iv) Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề cho người lao động cụ thể, rõ ràng; (v) Mở rộng quy mô đào tạo theo hướng xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình đề án, dự án để huy động các nguồn kinh phí cho đào tạo nghề.


-----------------------------
THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS

Title: Impacts of labor with vocational training on multi-dimensional poverty reduction in the Northwest 
Specialization: Management science        Code: 9310110_QL
PhD candidate: Bùi Thanh Hà                  ID: NCS37.116QL
Supervisor: Asso. Pro, Dr.  Đoàn Thị Thu Hà, 
Institution: National Economics University 

Academic and theoretical new contributions

- Firstly, The thesis uses the theory of human capital to explain the influence of vocational training on multidimensional poverty reduction in the Northwest region;
- Secondly, The thesis has applied Mincer model with Heckman error correction method to estimate the influence of vocational training on job opportunities of workers, on the income of workers in the Northwest region. This helps to increase the accuracy of the quantitative results. For the household level, the thesis uses the index of the proportion of vocationally trained workers in the household as a variable to analyze the influence of the proportion of trained workers on multidimensional poverty reduction of households, thus the results The obtained results reflect better than the case studies using the variable of household head's level to reflect. 

New identifications and proposals based on the thesis findings

- Firstly, Vocational training has a direct impact on employment opportunities and income of households in the Northwest, contributing to the transformation of labor and economic structure, meeting the requirements of industrialization and modernization;
- Secondly, The more people in the household receive vocational training, the less likely the household will fall into poverty; household heads who have received vocational training have a higher probability of escaping multidimensional poverty than those who have not been educated and have not received vocational training;
- Thirdly, Vocational training for workers is not given due attention at present, the percentage of trained workers is not much; There are still policy barriers to encourage core farmers to participate in vocational training and vocational transmission; The connection between vocational education institutions and businesses is still limited.
- Fourthly, solutions to well implement the policy of vocational training for workers in the Northwest, including: (i) Expanding forms of vocational training associated with the transfer of new technologies, techniques and production processes for the household; (ii) Researching and promulgating (specific) policies and regulations, encouraging the development of agricultural and rural markets; (iv) Organize the implementation of specific and clear vocational training plans for employees; (v) Expand the scale of training in the direction of socialization in order to mobilize resources, integrate programs, schemes and projects to mobilize funding sources for vocational training.