Nghiên cứu sinh Bùi Thị Hồng Chinh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 30/01/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Thị Hồng Chinh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Marketing), với đề tài "Ảnh hưởng của nhận thức rủi ro và nhận thức lợi ích đến ý định mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 25/12/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: “Ảnh hưởng của nhận thức rủi ro và nhận thức lợi ích đến ý định mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng Việt Nam”
Chuyên ngành:     Marketing                                  Mã số:         9340301
Nghiên cứu sinh:     Bùi Thị Hồng Chinh                
Người hướng dẫn:  1. GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ, 2. PGS.TS. Phạm Văn Tuấn
Cơ sở đào tạo:     Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1)    Các công trình khoa học trước đây, thường chỉ nghiên cứu độc lập về nhận thức rủi ro hoặc nhận thức lợi ích. Luận án đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của hai nhóm nhân tố về nhận thức là nhận thức rủi ro và nhận thức lợi ích tới ý định mua. Hành vi mua thực tế là chịu áp lực của cả hai nhân tố lợi ích và giá trị (thúc đẩy và cản trở). Đây là điểm mới của luận án nhằm giải thích nội hàm của những nhân tố  thúc đẩy hoặc kìm hãm, tương tác và ảnh hưởng như thế nào tới ý định mua của người tiêu dùng đối với thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam.
(2)    Luận án nghiên cứu về dòng thực phẩm chức năng, chính vì vậy nhân tố về nhận thức lợi ích công dụng được làm rõ như (như bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của bệnh tật,…), tới ý định mua loại sản phẩm này chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt so với các nghiên cứu khác trên thế giới. Bởi đặc thù ở các nước khác, thực phẩm chức năng được người tiêu dùng nhận thức là thực phẩm bổ sung và được bán đại trà tại các cửa hàng bách hóa. Trong khi ở Việt Nam, thực phẩm chức năng được bán tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng dược phẩm, do đó phần lớn người tiêu dùng quan niệm thực phẩm chức năng là thuốc. Đây là điểm khác biệt về mặt lý luận của Việt Nam và thế giới.
(3)    Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, luận án đã phát triển và bổ sung nhân tố mới: Nhận thức lợi ích kinh tế tác động tới ý định mua thực phẩm chức năng. Đối với tình huống nghiên cứu ý định mua thực phẩm chức năng, tác giả nhận thấy người tiêu dùng quan tâm đến những lợi ích về kinh tế. Từ góc độ xem xét bảo vệ sức khỏe như một giải pháp đầu tư cho tương lai, phòng bệnh hơn chữa bệnh, luận án xây dựng và kiểm định một biến mới là “nhận thức lợi ích kinh tế”.

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

(1)    Luận án đã xác định được các nhân tố nhận thức về rủi ro, nhận thức lợi ích có tác động tới ý định mua thực phẩm chức năng cũng như mức độ tác động của chúng. Trong đó, nhận thức rủi ro công dụng có ảnh hưởng tiêu cực nhất vì thực phẩm chức năng là sản phẩm có liên quan trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng. Nhận thức lợi ích tiện lợi có tác động tích cực nhất do doanh nghiệp phát triển kênh phân phối rộng khắp, thông tin đa dạng nên người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận.
(2)    Đề xuất với doanh nghiệp: kết quả nghiên cứu về chiều hướng và mức độ tác động của từng nhân tố giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược và giải pháp marketing.
(3)    Đề xuất đối với người tiêu dùng: khuyến nghị người tiêu dùng mua thực phẩm chức năng và nannag cao nhận thức từ các nguồn dữ liệu uy tín.
(4)    Khuyến cáo các cơ quan Quản lý nhà nước cần triển khai ngay nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm chức năng và nâng cao mjaamk thức của người tiêu dùng.
(5)    Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong nghiên cứu sắp tới, nếu tiếp tục chủ đề này, tác giả sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu trên phạm vi địa lý lớn hơn và đa dạng hơn. Phát triển các nhân tố về nhận thức rủi ro tâm lý, rủi ro xã hội.

 

-----------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: “Effects of risk and benefit perceptions on the buying intent of functional food of Vietnamese consumers”
Major:     Marketing                        Code:         9340301
Candidate:     Bùi Thị Hồng Chinh                
Instructors:     1. Prof. Dr. Lương Xuân Quỳ
                       2. Assoc. Prof. Dr. Phạm Văn Tuấn

School: National Economics University 

New contributions in term of academic and theory 

(1)    Previous studies only research independent on either risks perceptions or benefits perceptions. The thesis has studied the simultaneous effects of two factors groups of risk and benefits perception on buying intent. Actual buying behavior is under pressure from both benefits and risks (motivating and hindering). This is a new point of the thesis to explain the content of factors that motivate or inhibit, interact and affect on the buying intent of behavior for the functional food market in Vietnam.
(2)    The thesis studies on the functional food, therefore, the effect of perception factor on utility benefits (such as health protection, prevention, and minimization of disease harms) The intention to buy this kind of product will certainly be much different from other studies. Because of the characteristics in other countries, functional foods are perceived by consumers as a supplement and are widely sold at department stores. While in Vietnam, functional foods are sold in pharmacies or pharmaceutical stores, so most consumers perceive functional foods as medicine. This is the theoretical difference of Vietnam and the world.
(3)    In particular, during the research process, the thesis has developed and added a new factor: perception of economic benefits affects the buying intent of functional foods. For the functional food buying intent case study, the study finds that consumers are concerned with economic benefits. From the perspective of health protection as an future investment solution, prevention is better than cure, the thesis builds and tests a new variable, "perception of economic benefits". 

New contributions in term of practice

(1)    The thesis has identified that risks and benefits perceptions affect the buying intent to buy functional foods as well as their impact level. In particular, risk perception has the most negative impact because functional foods are products directly related to the health of users. Perception of convenience benefits has the most positive impact because businesses develop extensive distribution channels with diversified information so consumers can easily access them.
(2)    Recommendations to businesses: research results on the trend and impact level of each factor will help businesses make marketing strategies and solutions. 
(3)    Recommendations for consumers: consumers buy functional foods should raise awareness from reputable data sources. 
(4)    Recommendations for the State agencies: should immediately implement measures to support businesses in the process of changing consumers' perception of functional foods and raising consumer awareness.
(5)    Future research
In the future research, if the candidate continues to study this topic, the research will be expanded the scope of research on a larger and more diverse geographic scope. At the same time, it will be developed factors of psychological risk awareness, social risks.