Nghiên cứu sinh Bùi Thị Hồng Nhung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 11/09/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Thị Hồng Nhung, chuyên ngành Marketing, với đề tài "Ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến sự thỏa mãn và ý định mua lặp lại hàng thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 02/07/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app
Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến sự thỏa mãn và ý định mua lặp lại hàng thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Bùi Thị Hồng Nhung        Mã NCS: NCS37.059MA
Chuyên ngành: Marketing                              Mã số: 9340101
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Minh Đạo
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến sự thỏa mãn và ý định mua lặp lại trong lĩnh vực thời trang xa xỉ, dựa trên khung lý thuyết giá trị cảm nhận – sự thỏa mãn – ý định mua lặp lại của Woodruff và Gardial (1996), và mô hình đo lường giá trị cảm nhận sự xa xỉ của Weidmann và cộng sự (2007). Trong bối cảnh số lượng nghiên cứu trên thế giới kết hợp hai khung lý thuyết này còn rất hạn chế, nghiên cứu này đã kiểm tra sự ảnh hưởng đồng thời của giá trị cảm nhận đến ý định mua lặp lại cả trực tiếp và gián tiếp thông qua sự thỏa mãn. Đối với thị trường Việt Nam đây là nghiên cứu đầu tiên thực hiện đối với loại hàng hóa này.
Tác giả đã chỉnh sửa và bổ sung các yếu tố trong mô hình đo lường giá trị cảm nhận của Wiedmann và cộng sự (2007) cho phù hợp với lĩnh vực thời trang, cụ thể là bổ sung biến giá trị kinh tế vào nhóm yếu tố giá trị tài chính trong mô hình này. 

Những đóng góp về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án đã lượng hóa mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các giá trị cảm nhận đến sự thỏa mãn cũng như ý định mua lặp lại hàng thời trang xa xỉ của người tiêu dùng ở Việt Nam. 
Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ý định mua lặp lại hàng thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam có sự khác biệt giữa các độ tuổi. Từ kết quả này, các doanh nghiệp kinh doanh hàng xa xỉ có thể đưa ra các hoạt động marketing riêng cho từng đối tượng khách hàng theo các độ tuổi.
Đồng thời, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị liên quan đến Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Châu Âu cũng như các biện pháp chống hàng giả hàng nhái để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong lĩnh vực này.

-----------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The impact of perceived value on Vietnamese consumers' satisfaction and repurchase intention of luxury fashion goods.
Major: Marketing                Code: 9340101_MA
PhD. Candidate: Bui Thi Hong Nhung            
Instructor: Prof. Dr. Tran Minh Dao
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions 

The thesis examined the factors influencing Vietnamese consumers’ satisfaction and repurchase intention of luxurry fashion goods, based on the theoretical framework of perceived value - satisfaction - repurchase intention of Woodruff and Gardial (1996) and the model of measuring perceived luxury value of Weidmann et al (2007) in the context of a limited number of studies in the world that combine the two frameworks.  
The thesis also studied how perceived value affects satisfaction and repurchase intention of luxury fashion goods in the context of a limited number of studies on this industry in the Vietnamese market.
The author modified and added some factors to the model of measuring perceived value of Wiedmann et al. (2007) to suit the fashion industry, and introduced a new variable named “economic value” to factors of financial value in this model. 

Practical contributions 

The thesis measured the level and direction of the influence of perceived value on Vietnamese consumers’ satisfaction and repurchase intention of luxury fashion goods. The thesis demonstrated that while financial value and individual value affect Vietnamese consumers’ satisfaction, functional value and social value of the products had little effect on it. Besides, there are factors of all of the perceived value categories (i.e. financial value, functional value, individual value, and social value) influencing repurchase intention. In particular, the opposite influence of materialistic value demonstrated that the more Vietnamese customers appreciate materialistic value, the less satisfied they are with luxury fashion goods.
According to the research results, Vietnamese consumers’ repurchase intention varies by age groups. As a result, luxury goods companies can provide various marketing activities for each customer based on their age. 
The thesis made a variety of marketing proposals aimed at strengthening marketing activities, as well as improving brand awareness, customer satisfaction, and repurchase intention among luxury fashion consumers in Vietnam.