Nghiên cứu sinh Bùi Thị Phương Hoa bản vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 08/09/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Thị Phương Hoa, chuyên ngành Marketing, với đề tài "Động cơ thúc đẩy ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 02/07/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app
Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Động cơ thúc đẩy ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam
Chuyên ngành: Marketing                                  Mã số: 9340101_MA
Nghiên cứu sinh: Bùi Thị Phương Hoa            Mã NCS: 911.37.03MA
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Minh Đạo, PGS.TS. Vũ Minh Đức
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Đây là công trình khoa học nghiên cứu đồng thời cả 4 nhóm động cơ mua quần áo đã qua sử dụng (động cơ kinh tế, động cơ hưởng thụ cá nhân, động cơ thời trang và động cơ đạo đức xã hội) trong khi các công trình nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu một hoặc một số động cơ. Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý cho những nghiên cứu sau tập trung khai thác nhiều hơn về động cơ đạo đức xã hội khi mua quần áo đã qua sử dụng (QA ĐQSD) của người tiêu dùng để hướng tới tiêu dùng bền vững làm giảm chất thải thời trang ra môi trường.
- Luận án đã củng cố, khẳng định có sự tác động trực tiếp của động cơ tới ý định mua của người tiêu dùng.
- Luận án đã gợi mở được các nhu cầu thôi thúc hình thành các động cơ mua QAĐQSD thông qua sự kết nối các động cơ mua với từng nhu cầu trong tháp nhu cầu của Maslow.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

- Những động cơ thúc đẩy ý định mua QA ĐQSD của người tiêu dùng Việt Nam mạnh nhất là động cơ mong muốn mức giá hợp lý, thứ hai là động cơ giải trí, thứ ba là động cơ đạo đức xã hội và cuối cùng là động cơ về giá cả.
- Động cơ về sự độc đáo và động cơ thời trang không phải là lý do khiến người tiêu dùng Việt Nam mua QA ĐQSD. Đặc biệt là động cơ giao tiếp xã hội lại gây cản trở tới ý định mua của họ.
- Luận án đã chỉ ra nam giới cho rằng ảnh hưởng của các động cơ đến YDM mạnh hơn so với nữ giới, đặc biệt là những người có thu nhập cao hơn lại cho rằng các động cơ tác động mạnh hơn so với những người có thu nhập thấp hơn và những người nhiều tuổi hơn lại cho rằng động cơ tác động đến YDM của họ cao hơn những người trẻ tuổi hơn, đặc biệt họ cũng là những người có động cơ đạo đức xã hội cao hơn nhưng người trẻ, thậm trí những người trẻ hơn không cho rằng động cơ đạo đức xã hội có mối quan hệ với ý định mua QA ĐQSD
- Luận án đã đề xuất được các giải pháp marketing giúp cho nhà kinh doanh QAĐQSD khai thác động cơ mua của các nhóm người tiêu dùng Việt Nam một cách hiệu quả hơn với việc phân thành 5 đoạn thị trường: Những người tìm kiếm lợi ích từ giá cả; Những người mua sắm tiết kiệm – mua sắm thông minh; Những người tìm kiếm niềm vui trong mua sắm; Những người lo sợ về hình ảnh của bản thân trong mắt người khác; Những người thực hành tiêu dùng bền vững.

-----------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Research topic: Motivation to intention of consumers to buy second hand clothes of Vietnamese consumers
Major: Business Administration (Marketing)            Code: 9340101_MA
Postgraduate student: Bui Thi Phuong Hoa          Postgraduate code: 911.37.03MA
Instructor: Prof.Dr. Tran Minh Dao; Assoc.Prof.Dr. Vu Minh Duc
Training institution: National Economics University

Theoretical contributions 

- This is a scientific work that simultaneous studies 4 groups of motivations for purchasing SHC (economic motivations, hedonic motivations, fashion motivations and social-ethic motivations) while the research works previously studied only one or several motivation.
- The thesis has reinforced and confirmed that there is an impact of motivation on consumers' purchase intention.
- The thesis has suggested the motivating needs to form SHC buying motives through the connection of buying motives with each need in Maslow's hierarchy of needs.

New findings and proposals drawn from the research results of the thesis 

- The strongest motivations for Vietnamese consumers' intention to buy SHC are the fair price motivations, the recreational motivations, the price motivations and the social-ethical motivations.
- The unique motives and fashion motives are not the motivations for Vietnamese consumers' intention to buy SHC. In particular, social status motives hinders purchase intention.
- The men's motivations on purchase intention is stronger than the women. Especially, the higher income persons is stronger than people with lower income. Older people's higher than younger people and the older people's social-ethical motivation is highter than young people, even younger people do not think social-ethical motivation has a relationship with the intention to buy SHC.
- Vietnamese consumers are divided into 5 market segments: Consumers seek benefits from price; Consumers shop thrift – shop smart; Consumers seek pleasure in shopping; Consumers fear social status; Consumers practice sustainable consumption.