Nghiên cứu sinh Bùi Thị Thanh Nhàn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 27/12/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Thị Thanh Nhàn, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Marketing), với đề tài "Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam".
Thứ tư, ngày 03/11/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án    : Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Bùi Thị Thanh Nhàn                Mã NCS: NCS36.045MA
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Chuyên ngành    :    Quản trị kinh doanh (Marketing)    Mã số: 9340101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHIẾN

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án xây dựng và kiểm định mô hình bốn yếu tố (Thái độ đối với dịch vụ spa; Chuẩn mực chủ quan; Nhận thức về kiểm soát hành vi; Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân) tác động tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam trên nền tảng lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB. Kết quả này góp phần bổ sung các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về vận dụng lý thuyết hành vi TPB trong nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ (trường hợp nghiên cứu điển hình ở quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á)
Bên cạnh đó, luận án có phát hiện yếu tố mới tác động đến ý định sử dụng dịch vụ spa là “sự quan tâm tới hình ảnh bản thân”. Yếu tố này chưa được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam. Thêm vào đó khi đưa biến nhân khẩu học vào mô hình, luận án cũng đã chỉ ra được chỉ có yếu tố độ tuổi có tác động hồi quy tới ý định sử dụng dịch vụ spa, trong khi đó các yếu tố thu nhập, trình độ học vấn và nghề nghiệp không có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ spa của nữ giới Việt Nam. Đây là điểm mới quan trọng của luận án góp phần bổ sung các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ, nghiên cứu điển hình là tại thị trường Việt Nam. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Bên cạnh những đóng góp mới về mặt lý luận, thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trong mô hình (Thái độ đối với dịch vụ spa; Chuẩn mực chủ quan; Nhận thức về kiểm soát hành vi; Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân) đều ảnh hưởng thuận chiều đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam với mức độ tác động khác nhau. Đây là phát hiện quan trọng, làm căn cứ cho những đóng góp thực tiễn của luận án, cụ thể là các đề xuất cho nhà kinh doanh dịch vụ spa và cơ quan quản lý nhà nước trong việc làm tăng ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam trong tương lai..
Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng chỉ ra rằng khi đưa các biến nhân khẩu học: độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập vào mô hình hồi quy, chỉ có biến độ tuổi là có tác động hồi quy, ảnh hướng đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phu nữ Việt Nam(sig<0,05). Kết quả này giúp cho các nhà quản trị spa sẽ có cơ sở xây dựng chính sách marketing và ra quyết định về sản phẩm dịch vụ, giá cả hay truyền thông, cũng như phương thức tiếp cận khách hàng là nữ giới trong các độ tuổi và thu nhập khác nhau. Thêm vào đó, họ cũng có thể định hướng chiến lược nhằm tập trung nguồn lực, cải thiện dịch vụ, nâng cao chất lượng từ đó thúc đẩy hành vi sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam.  

Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trên cơ sở một số hạn chế của luận án, các nghiên cứu tiếp theo có thể triển khai một số hướng như: mở rộng nghiên cứu các mô hình lý thuyết khác tác động đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ; nghiên cứu sự khác biệt về kinh tế, văn hóa vùng miền, đặc điểm nhân khẩu học có thể làm thay đổi ý định và hành vi của khách hàng; thực hiện nghiên cứu tại các vùng miền địa lý khác của Việt Nam (miền Nam, miền Trung). Ngoài ra,, các nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu mở rộng đối với nam giới bởi trong xã hội ngày nay spa đã trở lên phổ biến trong đời sống của con người, không còn giới hạn giới tính nam hay nữ.

----------------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Research on some factors affecting the intention to use spa services of Vietnamese women
Major: Business Management (Marketing)        Code: 9340101
Name of Candidate: Bui Thi Thanh Nhan        Candidate code: NCS36.045MA
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Truong Dinh Chien
Institution: National Economics University 

The theory contributions of the thesis

The thesis builds and tests a model of four factors (Attitude towards spa services; Subjective norms; Perceived behavioral control; Concern about self-image) affecting the intention to use spa services of Vietnamese women based on the theory of planned behavior TPB. This result contributes to supplement the empirical research evidence on applying TPB behavioral theory in the study of women's intention to use spa services (case study in a developing country in Asia)
Besides, the thesis has discovered that a new factor affecting the intention to use spa services is "concern about self-image". This factor has not been tested in previous studies in the world as well as in Vietnam. In addition, when the demographic variable is included in the model, the thesis has also shown that only the age factor has a significant effect on the intention to use spa services, while the factors such as income, Education level and occupation have no impact on intention to use spa services of Vietnamese women. This is an important new point of the thesis, contributing to additional factors affecting women's intention to use spa services, the case study is in Vietnam market.

New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis

The research results show that the factors in the model (Attitude towards spa services; Subjective norms; Perceived behavioral control; Concern about self-image) have a positive influence on the Vietnamese women's intention to use spa services with different levels of impact. This is an important finding, serving as a basis for practical contributions of the thesis, specifically recommendations for spa service operators and state authorities in increasing the intention to use the spa service of Vietnamese women in the future.
The research results of the thesis also show that among demographic variables such as age, education level, occupation and income, only the age variable has a significant effect on the intention to use spa services of Vietnamese women. This result helps spa managers to have a base for planning marketing policies and making decisions about products and services, pricing or communication, as well as methods to approach female customers of all ages and different income. In addition, they can also orient strategies to focus resources, improve services, improve quality, thereby promoting the behavior of Vietnamese women using spa services.

Further research directions

On the basis of some limitations of the thesis, further studies can develop some directions such as: expanding the study of other theoretical models affecting the intention to use spa services of women; study regional economic, cultural, and demographic differences that can change customers' intentions and behaviors; conduct research in other geographical regions of Vietnam (south, central). In addition, further studies can be extended to men because in today's society spa has become popular in people's lives, no longer limited to male or female gender.