Nghiên cứu sinh Bùi Thị Thu Hòa bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 24/07/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Thị Thu Hòa, chuyên ngành Quản lý kinh tế, với đề tài "Cơ sở khoa học và thực tiễn định giá nước tưới: Ứng dụng tại một số hệ thống thủy lợi thuộc hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình".
Thứ bảy, ngày 23/06/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Cơ sở khoa học và thực tiễn định giá nước tưới: Ứng dụng tại một số hệ thống thủy lợi thuộc hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Phân bổ lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế)
Nghiên cứu sinh: Bùi Thị Thu Hòa
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh; PGS.TS. Nguyễn Văn Chân
 
Những đóng góp mới của luận án về mặt lý luận và thực tiễn
 
Luận án là công trình đầu tiên sử dụng tiếp cận cân bằng cục bộ (PE), cân bằng tổng quát (GE), tối ưu hóa để xây dựng mô hình định giá nước tưới, ứng dụng tại một số hệ thống thủy lợi thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình, bằng phương pháp định giá tốt nhất thứ nhất (định giá chi phí cận biên) và tốt nhất thứ nhì (định giá Ramsey).
 
Nghiên cứu đã chứng minh định giá tốt nhất thứ nhất khó đạt được hiệu quả so với định giá tốt nhất thứ nhì bởi tính chất độc quyền của ngành nước. Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng đối với nước tưới  thông qua ý muốn sẵn sàng chi trả (WTP), nhận thấy rằng năng suất (vụ Xuân) và diện tích tác động tích cực đến WTP.
 
Bằng công cụ lập trình tối ưu LINGO, luận án đã kết hợp đồng thời mô hình kinh tế và kỹ thuật, để mô phỏng bài toán định giá tại hai hệ thống tưới tự chảy và động lực thuộc lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình bằng các phương pháp định giá tốt nhất thứ nhất và thứ nhì. Theo đó, định giá Ramsey luôn đạt hiệu quả kinh tế hơn so với định giá chi phí cận biên. Các mức giá nước ở hệ thống tưới động lực luôn cao hơn so với hệ thống trọng lực. Nghiên cứu cũng đã mô phỏng mối quan hệ giữa giá và lượng nước phân bổ trong ngắn và dài hạn. Kết quả cho thấy mối quan hệ giá và lượng nước phân bổ đều tuân theo quy luật kinh tế. Ngoài các kết quả mô phỏng định giá nói trên, nghiên cứu cũng tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến WTP của người dân đối với nước thực tế, đó là năng suất (vụ Xuân) và diện tích trồng. 
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất khả năng thực hành định giá tài nguyên nước trong thực tiễn: (1) Tăng cường sử dụng đồng thời các tiếp cận, công cụ kinh tế - kỹ thuật trong việc mô hình hóa bài toán quản lý tài nguyên nước ở các cấp quản lý, bởi đây là thông tin có cơ sở khoa học và đáng tin cậy. Do đó, cần tăng cường sự liên kết, tham gia của các Bộ ngành có liên quan nhằm đào tạo và nâng cao kỹ năng, năng lực đội ngũ quản lý ngành nước. (2) Hoàn thiện, cải cách thể chế, kết hợp với nghiên cứu cấu trúc thị trường, đặc biệt phân tích vấn đề độc quyền trong ngành nước nhằm nâng cao khả năng ứng dụng định giá thực hành. (3) Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về giá trị, cách sử dụng, cũng như chủ trương tính giá để quản lý và bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả và bền vững.   
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
----------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Theory and practice in irrigation water pricing: Applied in the typical irrigation system in the Red – Thai Binh River system. 
Major: Economics Management
Research student: Bui Thi Thu Hoa
Supervisor: Asso.Prof. Nguyen The Chinh; Asso.Prof.Nguyen Van Chan
 
Thesis contribution to the current state of knowledge
 
This was the first study using a partial equilibrium (PE), general equilibrium (GE) and optimization approach to simulate the theoretical and practical models for water pricing, which applied in the typical irrigation systems in the Red - Thai Binh River Basin with the first- best (marginal cost pricing) and second –best water pricing method (Ramsey pricing).
 
As the results, it is difficult for the first - best pricing to achieve efficiency allocation compare to the second - best pricing method because of the monopoly nature characteristic in water sector. Moreover, the study shown that crop yield and planted area were factors which influence positively to the probability of responding to WTP of irrigation water, especially for the pure farm areas.
 
By LINGO optimal programming technique, the economic and technical models were applied simultaneously to simulate water pricing in irrigation gravity and pumping systems with the first - best and second -best pricing methods in the Red River - Thai Binh River basins. The results shown that the Ramsey pricing were more economical than marginal cost pricing; and the irrigation water prices in pumping system were higher than prices in the gravity system. The study simulated the relationship between price and quantity of allocated water in the short and long term. The results shown that this relationship be in line with the economic law. Besides, the study found that crop yield and planted area were factors that influence positively to the probability of responding to WTP of irrigation water.
 
New proposals withdrawn from the research outputs
 
From the results of the research, some suggestions were proposed for water pricing in practice: (1) To promote using the economic and technical approaches as well as tools in modeling of water management problems, because these information are reliable for policy makers. Therefore, it is necessary to strengthen the linkage and participation of relevant ministries and sectors in order to improve the capacity buildings of human resources in water sector. (2) To reform institutional and market structures in water sector to improve the applicability of practical water pricing. (3) To strengthen dissemination activities and enhance the awareness of user in water valuing as well as pricing to manage and protect water resources effectively and sustainable.