Nghiên cứu sinh Cao Thị Vân Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 09/07/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Cao Thị Vân Anh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam".
Thứ hai, ngày 08/06/2020
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)
Nghiên cứu sinh: Cao Thị Vân Anh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Công Hoa, PGS.TS. Trương Thị Nam Thắng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
1.Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
 
Những đóng góp về lý luận
 
Thứ nhất, Luận án đã xây dựng các tiêu chí nhận diện công ty gia đình phù hợp với thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam, khi vẫn còn có rất nhiều các tranh biện khác nhau về khái niệm công ty gia đình ở các nghiên cứu trên thế giới. Ngoài ra, Luận án cũng đã đưa ra những đặc điểm giúp nhận diện sự khác biệt giữa công ty gia đình và công ty phi gia đình. 
 Thứ hai, ở Việt Nam hiện  nay chưa có công trình nào nghiên cứu tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị của công ty gia đình đến kết quả tài chính ở các công ty niêm yết sở hữu gia đình. Về mặt lý thuyết, Luận án đã chỉ ra để đạt được kết quả tài chính tốt, các công ty gia đình vẫn nên theo đuổi lý thuyết người đại diện trong thành phần và cơ cấu hội đồng quản trị, tương tự như các nghiên cứu trước đó đối các công ty niêm yết nói chung trên toàn bộ thị trường. Đó là: (i) Cần đảm bảo sự tách biệt giữa vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành; (ii) Đảm bảo tính đa dạng trong thành phần hội đồng quản trị. 
 
Những đóng góp về thực tiễn
 
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy những đặc điểm khác biệt của hội đồng quản trị trong các công ty gia đình so với các công ty niêm yết trên thị trường:
Thứ nhất, kết quả tài chính được biểu hiện qua các chỉ số ROA, ROE, TOBIN’S của các công ty gia đình cao hơn các công ty niêm yết trên thị trường đặc biệt là chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE có giá trị trung bình cao hơn nhiều so với các công ty trên toàn bộ thị trường. 
Thứ hai, tỷ lệ song trùng lãnh đạo có đến 37,42% công ty có vị trí chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành, con số này cao hơn so với mức trung bình của các công ty trên toàn bộ thị trường. 
Thứ ba, tỷ lệ sở hữu của thành viên gia đình trong hội đồng quản trị và những người có liên quan càng cao thì kết quả tài chính càng tốt. Điều này thể hiện tính sự khác biệt so với các công ty phi gia đình, trong công ty gia đình tính tập trung về sở hữu doanh nghiệp, tập trung trong ra quyết định, ảnh hưởng tích cực đến kết quả tài chính của công ty.
 
2.Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án 
 
Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để luận án đưa ra những khuyến nghị và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty gia đình ở Việt Nam:
- Khuyến nghị với các công ty gia đình tập trung vào 2 nhóm giải pháp: (i) Chuyên nghiệp hóa hội đồng quản trị trong các công ty gia đình, (ii) Xây dựng cơ chế quản trị công ty hiệu quả.
- Khuyến nghị với cơ quan quản lý với 2 nhóm giải pháp: (i) Các biện pháp kiểm soát nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty gia đình; (ii) Các biện pháp hỗ trợ cho sự phát triển của công ty gia đình, chia sẻ các thông lệ tốt về quản trị công ty gia đình.
Luận án mở ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo: (i) Nghiên cứu đặc điểm hội đồng quản trị trên cơ sở so sánh 2 nhóm công ty gia đình và phi gia đình; (ii) Nghiên cứu các khía cạnh khác liên quan đến đặc tính gia đình “familiness” ảnh hưởng đến kết quả tài chính.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Topic: Research on characteristics of the Board of Directors affecting the Financial Results of family businesses in Vietnam
Major: Management
Post graduate: Cao Thi Van Anh 
Instructor: Assoc. Prof.  Le Cong Hoa, Assoc. Prof.  Truong Thi Nam Thang
Department: National Economics University
 
New contributions in theory and practice
 
The theoretical contributions
Firstly, the thesis provides a system of criteria for family business, in the context that the definition is still controversy. Furthermore, it helps to identify the differences between family businesses and non-family businesses.
Secondly, the thesis asserted that family businesses should pursue agency theory about composition and structure of the BOD to achieve the better financial performance, like listed non-family businesses. These are: (i) Ensure the separation between the position of the Chairman of the Board of Directors and the General Manager; (ii) Ensure diversity in the Board of Directors.
 
The practical contributions
The results of the thesis provide practical evidences which show the difference of BOD’s characteristics in family businesses.
Firstly, financial results expressed through ROA, ROE, TOBIN'S ratios of family companies are higher than those listed on the market, especially profitability ratio for shareholders, return on equity (ROE) of listed family business is much higher than those of listed non-family business in the sample;
Secondly, the duality, means chairman is also CEO, is up to 37.42% percentage of for family firms, higher than that of listed businesses in the whole market.
Thirdly, the higher the percentage of ownership of family members on the board and related persons is, the better the financial results are. This shows the difference compared to non-family companies, in family-owned businesses focusing on business ownership, focus on decision-making, positively affecting the company's financial results.
 
New findings and recommendations from the research results of the thesis
The research results are also the basis to create recommendations and solutions to improve the performance of family businesses in Vietnam.
- Recommendations for family businesses focus on 2 groups of solutions: (i) Professionalizing the Board of Directors in family businesses; (ii) Developing effective Corporate Governance mechanism
- Recommendations for management with 2 groups of solutions: (i) Controlling solutions to enhance the performance of family businesses; (ii) Solutions to support the development of the family businesses, share good rules about corporate governance of family business.
The thesis creates a number of subsequent research directions: (i) Research on the characteristics of the BOD on the basis of comparing of family businesses and non-family businesses; (ii) Research on other aspects related to "familiness" affecting financial results…