Nghiên cứu sinh Đặng Phi Trường bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 17/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đặng Phi Trường, chuyên ngành Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động), với đề tài "Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên".
Chủ nhật, ngày 04/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
Chuyên ngành: Kinh tế lao động                             Mã số: 9340404_LD
Nghiên cứu sinh:  Đặng Phi Trường                     Mã NCS: NCS36.102LD
Người hướng dẫn:     PGS.TS Vũ Hoàng Ngân 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Trên cơ sở áp dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và lý thuyết ý định & hành vi của Shapero (1984, 2000), luận án nghiên cứu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố tới Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên: (1) Nhóm nhân tố bên trong (Đặc điểm cá nhân): tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sức khỏe, tình trạng hôn nhân; (2) Nhóm nhân tố bên ngoài: Ý kiến người xung quanh, Hỗ trợ từ tổ chức – đoàn thể; Hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước. 
Phát triển hơn các nghiên cứu đi trước (chỉ nghiên cứu Ý định hoặc Quyết định TTVL một cách độc lập, rời rạc), luận án thực hiện nghiên cứu TTVL trong một quy trình ra quyết định với ba giai đoạn: (i) Ý định TTVL, (ii) Quyết định lựa chọn TTVL, (iii) Quyết định duy trì TTVL. Ba giai đoạn này có tương quan chặt với nhau: Quyết định TTVL xảy ra trên cơ sở có ý định TTVL, Quyết định duy trì TTVL xảy ra trên cơ sở đã thực hiện quyết định TTVL từ trước đó. Nghiên cứu TTVL theo quy trình cho phép đưa ra kết quả nghiên cứu một cách chặt chẽ và vững hơn so với nghiên cứu các quyết định một cách rời rạc. 
Luận án sử dụng mô hình hồi quy xác suất có điều kiện Bivariate Probit để ước lượng tác động của các nhân tố tới quyết định TTVL và quyết định duy trì TTVL. Mô hình cho phép kết quả ước lượng có độ chính xác cao, phân định được mối tương quan của các giai đoạn trong quá trình ra quyết định (Ý định TTVL; Quyết định TTVL và Quyết định duy trì TTVL).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đã khẳng định:

i) Ý định tự tạo việc làm có mối tương quan chặt với quyết định tự tạo việc làm, quyết định tự tạo việc làm có mối tương quan chặt với quyết định duy trì tự tạo việc làm.
 ii) Các yếu tố ảnh hưởng tới cả ý định, quyết định tự tạo việc làm, quyết định duy trì tự tạo việc làm bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sức khỏe, tình trạng hôn nhân; Thái độ, Ý kiến người xung quanh.
Luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp góp phần thúc đẩy thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên tự tạo việc làm. Trong đó, một số giải pháp chính như : i) Tuyên truyền thay đổi nhận thức, quan niệm về tự tạo việc làm; ii) Tạo cơ chế để thanh niên nông thôn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn; iii) Hoàn thiện hệ thống chính sách và cải thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên nông thôn tự tạo việc làm.

------------------------------------------

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Dissertation Title: Self-employment of rural youth in Thai Nguyen province
Major: Labor economics                               Major Code: 9340404_LD
PhD candidate: Dang Phi Truong               Code of PhD candidate: NCS36.102LD
Academic advisor: Assoc. Prof. Dr. Vu Hoang Ngan 
Training institution: National Economics University

Contributions in terms of academics and theoretical perspectives

On the basis of applying Ajzen's Planning Behavior (1991) and Shapero's intention & behavior theory (1984, 2000), the thesis examines the effects of two groups of factors: on Self-created employment of rural youth in Thai Nguyen province: (1) Group of internal factors (Personal characteristics): age, sex, education level, health, marital status; (2) Group of external factors: Comments of surrounding people, Support from organizations - unions; Support from State policies. 
Developing more than previous studies (only studying Intentions or Self-Employment Decisions independently, discrete), the thesis undertakes Self-Employment research in a three-stage decision-making process paragraph: (i) Self-employment intention, (ii) Decision to choose Self-employment, (iii) Decision to maintain Self-employment. These three phases are closely related: Self-employment decisions occur on the basis of the intention to Self-employment, Decisions to maintain Self-employment happen on the basis of Self-Employment decisions from earlier. The Self-Employment Process by Process allows more rigorous and robust research results than researching decisions in discrete.
The thesis uses the Bivariate Probit conditional probability regression model to estimate the impact of factors on self-employment and self-employment decisions. The model allows for highly accurate estimation results that identify the correlation of the stages in the decision-making process (Self-Employment Intent; Self-Employment Decision and Self-Maintenance Decision creation).

New findings and recommendations are drawn from the thesis

i) Self-employment intentions are strongly correlated with self-employment decisions, and decisions on self-employment are strongly correlated with decisions to maintain self-employment.
ii) Factors affecting both intentions, self-employment decision, decision to maintain self-employment include age, gender, education level, health, marital status; Attitude, Perception of behavior control, Ability to mobilize finance, Opinions of people around.
The thesis proposes 05 groups of solutions to contribute to facilitating rural youth in Thai Nguyen province to create self-employment. In which, a number of main solutions are: (i) Propagating to change perceptions and perceptions about self-employment; (ii) Create a mechanism for rural youth to easily access capital; (iii) Completing the policy system and improving the implementation of policies to support rural youth self-employment.