Nghiên cứu sinh Đặng Tuấn Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 16/01/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đặng Tuấn Anh, chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, với đề tài "Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân".
Thứ sáu, ngày 16/12/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý Mã số: 62340405
Nghiên cứu sinh: Đặng Tuấn Anh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ, TS. Trương Văn Tú

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế, trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện bộ tiêu chí của Trần Xuân Bách (2009), Phạm Văn Hùng (2010) và Doãn Hoàng Minh (2013) cả về mặt số lượng (tăng thêm) cũng như chất lượng (chính xác hóa và cấu trúc lại). Các chỉ tiêu bổ sung dựa trên các phỏng vấn định tính về xã hội học. Sự hoàn thiện được tiến hành bằng cách cấu trúc lại các chỉ tiêu, phân định rõ ràng theo khung năng lực (kiến thức – kỹ năng – thái độ) và theo kết quả hoạt động của giảng viên (kết quả giảng dạy và kết quả công bố nghiên cứu khoa học). Đồng thời các tiêu chí cũng được phân tách theo các nguồn đánh giá cụ thể để làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình thu thập và xử lý.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, kết quả phỏng vấn định tính cho thấy những nguyên nhân cơ bản dẫn đến yếu kém trong công tác đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế hiện nay bao gồm:
(1) Hệ thống tiêu chí đánh giá chưa chuẩn xác.
(2) Quy trình đánh giá chưa đảm bảo sự tham gia có trách nhiệm của các bên liên quan. 
(3) Chưa có một hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động đánh giá.

Thứ hai, luận án đề xuất quy trình thu thập, xử lý và tổng hợp các chỉ tiêu theo những phương pháp khác nhau để có thể tùy chọn tùy theo môi trường (có mạng, không có mạng) và yêu cầu quản lý.

Thứ ba, luận án đã xây dựng một hệ thống thông tin trên nền web trợ giúp việc thu thập, xử lý, tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá giáo viên đáp ứng các yêu cầu quản lý giáo viên cuả trường đại học. Hệ thống này được xây dựng theo hướng mở: có thể lựa chọn các chỉ tiêu sử dụng theo yêu cầu và điều kiện của mỗi cơ sở đào tạo, có thể chọn các phương pháp thu thập dữ liệu tùy từng trường, có thể chọn hệ số tổng hợp các chỉ tiêu xử lý theo yêu cầu quản lý. Vì vậy, có thể ứng dụng hệ thống này cho việc quản lý đánh giá giảng viên ở một phạm vi đủ rộng cho các trường có các mô hình tổ chức, quản lý, quy mô và điều kiện cơ sở vật chất khác nhau. 

Thứ tư, kết quả nghiên cứu thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã khẳng định những lợi ích mà hệ thống thông tin này có thể mang lại cho một cơ sở đào tạo. Kết quả nghiên cứu cũng giúp phát hiện một số nhân tố có thể tác động tới sự thành công của việc áp dụng hệ thống thông tin hỗ trợ đánh giá tại một cơ sở đào tạo Việt Nam, bao gồm: (1) Các nhân tố thuộc về cơ sở đào tạo: sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; và (2) Các nhân tố thuộc về người đánh giá và được đánh giá: ý thức, tuổi tác, đặc thù nghề nghiệp. 

Thứ năm, từ phát hiện trên, luận án đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà quản lý như: (1) Tạo vị trí vững chắc cho hệ thống đánh giá giảng viên trong một cơ sở đào tạo; (2) Hỗ trợ cho hoạt động đánh giá qua một hệ thống thông tin như đề xuất của tác giả; (3) Giáo dục sinh viên về vai trò của họ trong quá trình đánh giá giảng viên và sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong việc tăng tỷ lệ phản hồi của sinh viên trong đánh giá giảng viên; (4) Tuyên truyền và sử dụng kết quả đánh giá giảng viên; và (5) Chia sẻ các dữ liệu chung trong cơ sở đào tạo một cách hiệu quả.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL THESIS

Thesis topic: Developing the information system for managing and supporting the performance assessment of teaching and research activities in economics and business universities of Vietnam - Experiment at the National Economics University
Specialization: Management Information System Code: 62340405
PhD student: Đặng Tuấn Anh
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Nguyễn Văn Vỵ, Dr. Trương Văn Tú

New contributions in terms of academic and theoretical aspects

Based on the qualitative research results from in-depth interviews of lecturers in economics and business universities, the thesis has developed a criterion set for faculty performance assessment of lecturing and research, on the basis of testing and adjusting criterion sets proposed in the study by Tran Xuan Bach (2009), Pham Van Hung (2010) and Doan Hoang Minh (2013). Unlike the previous criterion sets, the thesis has supplemented and clearly defined the criteria of competence framework (knowledge - skills - attitude) and the criteria reflecting the results of the faculty in lecturing and research activities. The criterion set has also been separated into specific sources: assessment from student feedback, self-assessment, assessment from colleagues, assessment from managers and assessment through lecturing and research profiles.

New findings and proposals drawn from the research 

Firstly, the results of qualitative interviews have showed the underlying reasons leading to current poor performance assessment of lecturing and research activities in economics and business universities, which include:
(1) The assessment criterion set has not been enough accurate.
(2) The assessment procedures has not ensured the responsible participation of all related agents.
(3) There has not been an information system to support assessment activities.

Secondly, the thesis has proposed a five-step process of faculty performance assessment: Preparation - Information Collection - Data Processing - Summerization and Report - Result announcement and Decision making. The process has been built to ensure complete, regular and accurate data collection, as well as unbiased data processing, to support faculty assessment activities.

Thirdly, based on the proposed criterion set and assessment process, and on the approach of analyzing and designing information management systems, the thesis has proposed a complete web-based information system to manage and support the faculty performance assessment of lecturing and research activities in universities. The experiment result at the National Economics University has confirmed the benefits that this information system can bring to a university.

Fourthly, from the experiment result, the thesis has discovered some factors that can affect the success of the application of an information system of supporting faculty assessment at a university in Vietnam, i.e. (1) the factors belonging to the university: support from the managing board, the infrastructure of information technology; and (2) the factors belonging to the assessors: awareness, age and occupational characteristics.

Fifthly, the thesis has given managers some recommendations such as: (1) To give a high position for the faculty assessment system in a university; (2) To support performance assessment activities through an information system as proposed; (3) To educate students about their role in the assessment process and to use information technology in order to increase the response rate of assessment; (4) To propagandize and use assessment results; and (5) To share common database effectively in a university.