Nghiên cứu sinh Đào Đức Huấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 02/12/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đào Đức Huấn, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam".
Thứ tư, ngày 01/11/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp                     Mã số: 62620115
Nghiên cứu sinh: Đào Đức Huấn           
Người hướng dẫn: GS.TS Hoàng Ngọc Việt

Những đóng góp mới của luận án về mặt lý luận

- Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đóng vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu cho nông sản, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất ở khu vực nông thôn. Quản lý CDĐL có ý nghĩa quyết định phát huy vai trò của CDĐL. Luận án đã sử dụng lý thuyết về quản trị thương hiệu, quản lý nhà nước để làm rõ các nội dung quản lý CDĐL, đặc biệt là quản lý CDĐL gắn với quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

- Luận án cũng đã luận giải được vai trò của Nhà nước - Tổ chức tập thể trong quản lý CDĐL ở Việt Nam, theo đó Nhà nước đóng vai trò chủ thể, còn tổ chức tập thể chỉ có vai trò phối hợp và chưa chủ động. Ngoài ra, Luận án đã làm rõ về tiếp cận xã hội – kỹ thuật trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CDĐL phù hợp với bối cảnh của các nước đang phát triển.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ thực trạng về quản lý CDĐL ở Việt Nam, đó là :

1) Quản lý CDĐL hoạt động trong bối cảnh tồn tại «khoảng trống» ở cấp độ quốc gia, dẫn đến, i) sự đa dạng về chính sách và tổ chức quản lý CDĐL ở các địa phương; ii) Hoạt động quản lý ít được triển khai trên thực tế, chủ yếu là hoạt động xây dựng chính sách; iii) tác động của CDĐL đến sản phẩm còn hạn chế. Do đó, cần sớm hoàn thiện các chính sách ở cấp độ quốc gia, đặc biệt là sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn.

2) CDĐL được quy định là sở hữu nhà nước, chính sách tiếp cận theo hướng quản lý nhà nước, nhà nước là chủ thể quản lý, dẫn đến vai trò của các tổ chức tập thể là mờ nhạt, đồng thời trách nhiệm quản lý CDĐL đè nặng lên các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Vì vậy, cần thay đổi về tiếp cận, chuyển CDĐL thuộc sở hữu nhà nước sang sở hữu chung của cộng đồng, xây dựng chính sách theo hướng quản lý tài sản cộng đồng, có sự điều tiết của Nhà nước.

3) Hiệu quả hoạt động của tổ chức tập thể yếu, chưa thúc đẩy sự tham gia cộng đồng, do đó vai trò và năng lực của tổ chức tập thể chưa đáp ứng được các yêu cầu về quản lý CDĐL. Cần thực hiện các giải pháp về tổ chức, đặc biệt là tăng cường sự tham gia của các tác nhân thương mại trong các tổ chức tập thể, hỗ trợ đào tạo và kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo.

4) Thiếu vắng sự tham gia chủ động của ngành nông nghiệp, công thương trong quản lý CDĐL, làm cho quá trình tổ chức mô hình CDĐL như một trách nhiệm của riêng ngành khoa học và công nghệ. Tác giả đã đề xuất giao trách nhiệm quản lý CDĐL cho ngành nông nghiệp để phù hợp với chức năng quản lý và năng lực về: kỹ thuật, quản lý chất lượng, tổ chức sản xuất…

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận án đã đưa ra những khuyến nghị chính sách sau:

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ để (i) Sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ, đưa CDĐL thành tài sản chung của cộng đồng, quy định các mục tiêu, nguyên tắc và nội dung quản lý CDĐL ở cấp quốc gia; (ii) Trước mắt, cần xây dựng hướng dẫn quản lý CDĐL để làm cơ sở thống nhất chung cho các địa phương.

- Các địa phương nên quản lý CDĐL theo hướng: (i) Thống nhất 01 văn bản quản lý CDĐL ở địa phương, không nên ban hành quá nhiều văn bản. (ii) quản lý quyền sử dụng CDĐL trên cơ sở nguyên tắc “mở”, nhà nước chỉ đóng vai trò theo dõi, giám sát; (iii) Thúc đẩy hoạt động quảng bá, phát triển thị trường dựa trên tác nhân hạt nhân về thương mại và vai trò của tổ chức tập thể. 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Management of geographical indication for agricultural products in Vietnam
Major: Agricultural Economics                     Code: 62620115
Research student: Đào Đức Huấn      
Supervisor: Prof., PhD. Hoàng Ngọc Việt

Contributions of thesis in term of theory

Geographical Indication (GI) plays an important role in developing brand for agricultural products, increasing value and production efficiency in rural areas. Management of GI is the key to development of GI. The thesis employs the theory of branding management and state management to clarify the contents of GI management, especially GI management in associated with state-owned asset management.

The thesis provides illuminates the roles of the State and collective organizations in GI management in which the State plays roles as manager while collective organizations coordinate with the State in management but remain inactiveness. Besides, the thesis clarifies the social-technical approach in analyzing factors affecting GI management in the context of developing countries.

New proposals withdrawn from the research outputs

The research outputs identify the situation of GI management in Vietnam as follows:

1) The absence of a common legal framework for GI management at national level leads to i) diversity of policies and management models at local levels; ii) there is a few management activities implemented while strong focus on policy making ; iii) limited effect of GI on products. Therefore, it is necessary to improve the nationally legal framework focusing on amendment of the Intellectual Property Law and directive documents.

2) GI is the property of the State, considered as state management and the State is the manager. This approach underestimates the roles of collective organizations while at the same time load local authorities with GI management. There needs to change management approach in which GI is considered as community-owned property instead of state-owned property and policies need making to support community-owned property under regulations of the state.

3) Poor operation of collective organizations does not encourage the participation of community. The roles and capacity of collective organizations do not meet requirements of GI management. It is essential to reorganize collective organizations towards involving traders in organizations and building capacity for organization’s leaders.

4) Lack of active involvement of agricultural, industry and trade sectors in GI management while science and technology sector plays the leading role in GI management. The author proposes that GI management should be handed over to agricultural sector that is capable of technical aspect, quality management and production organization…

Based on research outputs, the thesis makes some policy recommendation:

The Ministry of Science and Technology takes lead and collaborates with other Ministries to (i) amend, complement the Intellectual Property Law towards considering GI as community-owned property, regulating objectives, principles and contents of GI management at national level; (ii) In short term, there needs to issue an instruction on GI management for local authorities to follow.

The local authorities should manage GI in the ways that (i) integrate all GI management documents into a single document; (ii) management of GI authorization is “open”, the State only plays roles in monitoring, supervising; (iii) promote trade and market based on key traders and collective organizations.