Nghiên cứu sinh Đào Lan Phương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/04/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đào Lan Phương, chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng, với đề tài "Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam"
Thứ năm, ngày 21/03/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Nghiên cứu sinh: Đào Lan Phương
Người hướng dẫn: 1. PGS. TS Lê Thanh Tâm      2. PGS.TS Nguyễn Kim Anh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Trong Luận án, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM đã được nghiên cứu, tập trung vào phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận và mức độ bền vững (OSS) của TCTCVM bằng cả phương pháp định tính và định lượng với 2 mô hình. Mô hình của Nadiya Marakkath (2014) được ứng dụng có điều chỉnh, bổ sung thêm biến “hình thức pháp lý” do đặc trưng của các TCTCVM tại Việt Nam, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến OSS. Các nghiên cứu trước cho thấy biến “giá trị khoản vay trung bình” ảnh hưởng ngược chiền đến OSS, các biến "phạm vi hoạt động" và "hình thức pháp lý" của TCTCM không ảnh hưởng rõ nét đến OSS. Tuy nhiên, trái ngược các kết quả trên, nghiên cứu của luận án cho thấy: (i) “giá trị khoản vay trung bình” không ảnh hưởng rõ nét đến OSS; (ii) “phạm vi hoạt động” và “hình thức pháp lý” ảnh hưởng cùng chiều với OSS. Nguyên nhân chính của sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu là do: (i) trên thế giới đã có nhiều TCTCVM phục vụ đến khách hàng có thu nhập trung bình hay ứng dụng cách thức hoạt động mới. Trong khi đó, tại Việt Nam các TCTCVM vẫn chủ yếu tập trung vào khách hàng nghèo và hoạt động theo cách thức truyền thống; (ii) khung pháp lý tại Việt Nam đối với các loại hình TCTCVM khác nhau, trong khi các nước khác áp dụng chung một khung pháp lý. Trong mô hình 2 bước về kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng với TCTCVM 3 biến được bổ sung thêm là “trình độ chuyên môn của khách hàng”, “hình thức trả nợ”, “điều kiện vay”. Điểm nhấn của kết quả nghiên cứu mô hình này là: (i) Các nhân tố: "giá trị khoản vay”, “trình độ học vấn”, “số người trong độ tuổi lao động” đều có ảnh hưởng ngược chiều với “khả năng  vay”. Trong khi đó, các biến “tuổi”, “giới tính”, “lãi suất”, “thời hạn” không ảnh hưởng rõ nét đến “khả năng vay”. (ii) Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay cho thấy các biến “số người trong độ tuổi lao động”, “thời hạn vay” quan hệ cùng chiều với “giá trị vay”, biến “thủ tục giải ngân” có quan hệ ngược chiều với “giá trị vay” và các biến “tuổi”, “giới tính”,“trình độ học vấn”,“điều kiện kinh tế”,“mục đích sử dụng khoản vay”,“lãi suất khoản vay” không có ảnh hưởng rõ nét đến “giá trị vay". Điều này là do những đặc trưng khác biệt trong hoạt động và đối tượng khách hàng của TCTCVM so với các TCTD khác.  
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.
 
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, hai nhóm khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam được đề xuất với: (1) TCTCVM cần có lộ trình phát triển cụ thể dựa trên các nhân tố ảnh hưởng như hình thức pháp lý, phạm vi hoạt động, vốn, sản phẩm và công nghệ,…(2) Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan: cần bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của các TCTCVM, đồng thời có cơ chế hỗ trợ về vốn, nhân lực, lãi suất, cơ sở hạ tầng,… phù hợp với đặc thù của TCTCVM tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTCVM có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DESERTATION
Thesis topic: Factors affecting the operation of microfinance institutions in Vietnam.
Major: Banking and Finance
PhD Candidate: Đào Lan Phương
Supervisor 1. Associate Prof.,Dr. Lê Thanh Tâm;        2. Associate Prof., Dr. Nguyễn Kim Ạnh
Campus: National Economics University
 
New academic contributions, arguments
 
The Dissertation has studied  factors affecting MFIs activities, focusing on analyzing factors affecting the level of access and sustainability (OSS) of MFIs by both qualitative and and quantitative methods  with 2 models. Nadiya Marakkaths model (2014) has been applied with adjustment in which  "legal form" variable is added to be siutable with the characteristics of MFIs in Vietnam and  analysing factor affects OSS. Previous studies have shown that the "average loan value" variable negatively affects OSS, the "scope of activities" and "legal forms" variable of the CPOs do not affect OSS clearly. However, contrary to the above results, the thesis results shows that: (i) "average loan value" do not have statistically significant correlation with OSS; (ii) "scope of activities" and "legal form" are in correlation with OSS. The main reason for the difference between these results is due to: (i) There has been numerous of  MFIs serving middle-income customers or applied new operating methods in many other countries. Meanwhile, Vietnam MFIs still focus on poor customers and operate in the traditional way; (ii) Viet Nam has specific legal framework for different types of MFIs, while other countries apply a common legal framework for all MFIs. . In the two-step testing model, three variables affecting the level of access  to MFIs’s loans of clients has been added  namely "customer qualification", "debt repayment methods", "loan conditions ". The highlight results of this model are: (i) variables: "loan value", "educational level", "number of people in working age" have reversely  effects "  borrowing possibility”. ”Meanwhile, the variables“ age ”,“ gender ”,“ interest rate ”and“ loan term ”do not have a clear impact on the“ ability to borrow ”.  (ii) The model of factors affecting the loan value indicates that “number of people in working age”, “Loan term” are proportionally related to “loan value”; “disbursement procedure” is inversely associate to “Loan value”; “Age”, “Gender”, “Educational level”, “Economic condition” “Loan used purpose”, “Interest rate” have no clear effects to “Loan value”. This is due to different characteristics in their activities and targeted customers in compare to other microfinance institutions. 
 
New findings and proposals are drawn from the research results and surveys of the thesis,
 
Based on the research results, two groups of recommendations to develop MFIs activities in Vietnam are proposed with: (1) MFIs need to have a specific development roadmap based on the influencing factors such as legal form. reason, scope of operations, capital, products and technology, ... (2) State Bank and related agencies: need to supplement and complete the legal framework, create a good environtment for the operation of MFIs, create a solid basis for microfinance institutions activities, and at the same time, creating policy for supporting capital, human resources, interest rate, infrastructure, suitable to particular microfinance institutions in order to create favorable conditions for them to improve their competitiveness and sustainable development.