Nghiên cứu sinh Đào Minh Ngọc bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 01/11/2018 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đào Minh Ngọc, chuyên ngành Kinh tế du lịch, với đề tài "Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa: Nghiên cứu ở Việt Nam".
Thứ hai, ngày 01/10/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa: Nghiên cứu ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế du lịch   
Nghiên cứu sinh: Đào Minh Ngọc   
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Trương Hoàng, TS. Hoàng Thị Lan Hương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Mô hình nghiên cứu của luận án dựa trên nền tảng lý thuyết đo lường văn hóa quốc gia của Hofstede (2010), phương pháp đo khoảng cách văn hóa của Jackson (2001), các nghiên cứu đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa. Mục tiêu của luận án là khám phá ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa. Luận án đã có một số đóng góp về mặt học thuật, lý luận như sau:

(1)    Luận án đã xác định được các thuộc tính nhằm đo lường sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến qua đánh giá của khách du lịch phù hợp với mục đích nghiên cứu và có ý nghĩa trong bối cảnh nghiên cứu của đề tài và khằng định sự đánh giá này là một quá trình năng động, thay đổi phụ thuộc vào đặc thù của điểm đến, của chuyến đi.

(2)    Luận án đã phân tích và khám phá được các nhân tố đo lường sức hấp dẫn từ các thuộc tính hấp dẫn cụ thể - hấp dẫn trừu tượng – hấp dẫn cảnh quan của tài nguyên du lịch văn hóa qua đánh giá của khách du lịch. Đây là các nhân tố cần thiết để giải thích rõ hành vi tiêu dùng của khách du lịch văn hóa đang có rất nhiều thay đổi so với trước đây.

(3)    Luận án đã xác định được chiều ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của 06 yếu tố khoảng cách văn hóa quốc gia theo chỉ số của Hofstede (2010), phương pháp của Jackson (2001) tới các nhân tố đo lường sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa qua đánh giá của khách du lịch. Kết quả này giúp giải thích rõ đặc điểm sở thích, hành vi của khách du lịch đối với tài nguyên du lịch văn hóa.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Bằng việc sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính (phương pháp phỏng vấn chuyên gia) và nghiên cứu định lượng (phương pháp điều tra bảng hỏi), kết quả nghiên cứu cho thấy một số điểm mới như sau:

- Sự điều chỉnh các biến quan sát trong đo lường tiêu chí và đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến hàm ý rằng việc hình thành các tiêu chí và đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa là một quá trình năng động, có sự điều chỉnh, thay đổi phụ thuộc vào đặc thù của điểm đến, của chuyến đi và phụ thuộc vào những đặc điểm của mỗi thị trường khách du lịch. Từ kết quả này, luận án đã xác định được tiêu chí và đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của các thuộc tính tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam.

- Từ hai nhân tố là tiêu chí và đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa, phân tích EFA đã trích xuất thành 3 nhân tố đo lường tiêu chí và 3 nhân tố đo lường đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa. Kêt quả này là cơ sở quan trọng để tác giả thực hiện kiểm định mức độ ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến.

- Kết quả điều tra khách du lịch quốc tế cho thấy chiều hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố khoảng cách văn hóa (chủ nghĩa cá nhân, tránh sự rủi ro, thể hiện đam mê cá nhân, nam tính, định hướng dài hạn, khoảng cách quyền lực) tới đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa là rất khác nhau. Điều này giúp giải thích cụ thể mối quan hệ của khoảng cách văn hóa quốc gia với hành vi của khách du lịch.

- Từ các kết quả của đề tài, tác giả đã đề xuất một vài gợi ý đối với việc nghiên cứu thị trường du lịch văn hóa cũng như xây dựng các chính sách, định hướng phù hợp với các thị trường khách du lịch quốc tế của du lịch văn hóa ở Việt Nam.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Impacts of national cultural distance on international tourists’ evaluation on tourism attractiveness of cultural resources: A case study in Vietnam
Major: Tourism Economics               
PhD Candidate: Dao Minh Ngoc           
Instructor:     1. Assoc. Prof. Phạm Trương Hoàng, PhD
                       2. Hoàng Thị Lan Hương, PhD

Institution: National Economics University

Theoretical contributions

The research model was developed on Hofstede’s theory (2010), Jackson’s methodology (2010) and the previous studies on tourists’ evaluation on attractiveness of cultural resources.  The research aims to examine effects of national cultural distance on tourists’ evaluation of attractiveness of cultural resources. The current study has following major academic contributions:

(1)    The study has identified attributes in effort to create a measurement for tourists’ evaluation on attractiveness of cultural resources, which is consistent with the research objective and practical in the current context.

(2)    The study has investigated factors measuring tourists’ evaluation on tourism attractiveness of cultural resources that includes the concrete – abstract – landscape attractiveness, which is necessary to explain for changes in cultural tourists’ consuming behavior.

(3)    The study has revealed the effects and their direction of dimensions of national cultural distance (according to Hofstede’s theory, 2010 and Jackson’s methodology, 2001) on factors measuring tourists’ evaluation on tourism attractiveness of cultural resources, which help to understand of tourists’ preference and behavior.

Practical contributions

Applying the combination of the qualitative research (In-depth interview method) and quantitative (survey method), the dissertation contributes several important findings as follows:

- The adjustment of items in measuring tourist’s evaluation criteria and tourists’ evaluation on the attractiveness of cultural resources indicates that the establishment of criteria as well as tourists’ evaluation on the attractiveness of cultural resources is flexible and dynamic, which depends on the nature of a particular destination, trip, and market. Research findings determine the tourists’ evaluation on cultural resources attributes’ attractiveness that proposes strategies for cultural tourism development in Vietnam. 

- The EFA analysis developed six factors, three of which are measurements of tourist’s evaluation criteria and the remaining three are measurements of tourists’ evaluation on the attractiveness of cultural resources. This result is essential to examine the relationship between national cultural distance and international tourist’s evaluation on cultural resources attractiveness.

- The survey findings showed the influence of each factor of national cultural distance on tourist’s evaluation on cultural resource’s attractiveness, which in turn justifies the relationship between national cultural distances and cultural tourist behavior. As the result, the researcher provided some suggestions in analyzing and studying the cultural tourism market, as well as developing different policies corresponding to various tourism markets.