Nghiên cứu sinh Đào Thị Vân Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 07/05/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đào Thị Vân Anh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tiểu vùng Tây Bắc".
Thứ hai, ngày 06/04/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tiểu vùng Tây Bắc
Nghiên cứu sinh: Đào Thị Vân Anh
Người hướng dẫn: TS. Trịnh Mai Vân; TS. Phan Hồng Mai
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động tới đầu tư tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại 04 tỉnh (bao gồm: Điện Biên, Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu) với những đặc thù rất riêng thuộc tiểu vùng Tây Bắc. Một số của các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh như nhân tố cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, thể chế địa phương, văn hóa – xã hội của địa phương, chính sách ưu đãi, thị trường và khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp, và đặc biệt là yếu tố kiểm soát nội bộ - vốn ít được các nghiên cứu trước đây đề cập hoặc đo lường do những khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, đều đã được luận giải và làm sáng tỏ. Do đó thể nhận thấy nghiên cứu không những góp phần hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về tác động của các nhân tố tới đầu tư tài sản của doanh nghiệp mà còn có những đóng góp và làm phong phú thêm lý luận về các DNNVV - loại hình DN chiếm tỷ trọng cao trong các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Tiếp cận cả nguồn dữ liệu thứ cấp của 564 DNNVV được thu thập tại Cục thống kê các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình và Cục thuế tỉnh Lai Châu từ năm 2014 tới năm 2017 và nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 700 phiếu điều tra khảo sát gửi tới các doanh nghiệp, kết hợp phương pháp hôi quy dữ liệu bảng, luận án đã chỉ ra rằng: (i) Các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc có xu hướng tăng quy mô đầu tư tổng tài sản theo thời gian trong khi hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên yếu kém, biểu hiện là ROA và ROE bình quân giảm trong những năm gần đây; (ii) Các yếu tố như doanh thu, vốn chủ sợ hữu, hệ số nợ và các điều kiện thuận lợi bên ngoài như cơ sở hạ tầng, công nghệ và thể chế, văn hóa - xã hội, thị trường, khả năng tiếp cận vốn vay là những nhân tố tác động nhiều nhất và cùng chiều tới đầu tư tài sản của các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc. Tác động của nhân tố ROA (khả năng sinh lời của TS) và kiểm soát nội bộ là yếu hơn, trong đó nhân tố kiểm soát nội bộ lại có tác động ngược chiều tới đầu tư tài sản. Chỉ riêng tác động của nhân tố chính sách ưu đãi của địa phương là không thực sự rõ ràng. 
 
Kết quả nghiên cứu trên chính là cơ sở để các DNVVN, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức tín dụng đưa ra các điều chỉnh hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư tài sản tại các DNVVN. Cụ thể, các DNVVN nên tăng cường kiểm soát nội bộ, gia tăng các nguồn lực tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính quyền các địa phương, nên tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tiếp tục cải cách đổi mới thể chế nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, các tổ chức tín dụng nên xem xét việc cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý hoặc sử dụng vốn vay cho doanh nghiệp một cách hiệu quả.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW IDEAS OF THE THESIS
 
Topic: Studying the factors affecting the assets investment of small and medium enterprises in the Northwest subregion
Nghiên cứu sinh: Dao Thi Van Anh
Supervisor: Dr. Trinh Mai Van;  Dr. Phan Hong Mai
Major:  Finance and Banking
Training place: National Economics University (Vietnam)
 
New academic and reasoning contributions
 
The thesis focuses on studying the factors affecting the investment of assets in SMEs in 4 provinces (including: Dien Bien, Hoa Binh, Son La and Lai Chau) with very specific characteristics of the Northwest subregion. Some factors of business environment such as infrastructure factors, local institutions, culture - society of the locality, preferential policies, markets and the ability to access loans, and especially internal control factors - that only a few previous studies mentioned or measured due to difficulties in accessing information, have been interpreted and clarified. Therefore, it can be seen that the study not only contributes better the theoretical basis of the impact of factors on the assets investment of enterprises, but also contributes and enriches the theory of SMEs - type of enterprises accounting for a high proportion in developing economies.
 
New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis
 
The thesis has access both to secondary data sources of 564 SMEs collected at the Statistical Office of Son La, Dien Bien, Hoa Binh Province and Tax Departments of Lai Chau Province from 2014 to 2017 and the preliminary data source that was collected from 700 survey questionnaires, combined table data regression method, the thesis has shown that: (i) The SMEs in the Northwest subregion tend to increase the scale of assets investment over time while the business performance has become weaker, as shown by the average ROA and ROE decrease in recent years. (ii) Factors of available resources such as revenue, debt ratio and other favorable external conditions such as infrastructure, technology and institutions, socio-cultural, market, and ability to access loans are the most influential and positive factors to the assets investment of SMEs in the Northwest subregion. The impact of ROA factor (profitability of assets) and internal control is weaker, of which the internal control factor has a negative impact on the enterprises investment. The impact of the equity factor and local incentive policies alone is not really clear. 
 
The above results are the basis for SMEs, local authorities as well as credit institutions to make reasonable adjustments to contribute to improving the efficiency of asset investment in SMEs. Specifically, SMEs should strengthen internal control, increase financial resources and improve their competitiveness. Local governments should concentrate investment on local socio-economic development, continue institutional reforms to create a favorable business environment for businesses. In addition, in order to ensure the loan capital is used for the right purposes and effectively, the thesis recommends that credit institutions should consider providing management consulting services or using loans for businesses effectively.