Nghiên cứu sinh Đào Thiện Quốc bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 19/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đào Thiện Quốc chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, với đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở của sinh viên các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam.
Thứ ba, ngày 20/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở của sinh viên các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý              Mã số: 9340405
Nghiên cứu sinh: Đào Thiện Quốc                  Mã NCS: NCS37.110TT
Người hướng dẫn: 1. TS. Đoàn Quang Minh              2. TS. Nguyễn Hữu Mộng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
A. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 


(1) Khác với các nghiên cứu trước đây, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh giáo dục đại học của Việt Nam bằng việc đề xuất ba nhân tố mới có ảnh hưởng tới ý định sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources – OER) của sinh viên, bao gồm: Ảnh hưởng từ giảng viên, Ảnh hưởng từ bạn bè, và Ảnh hưởng từ nhà trường thay cho nhân tố Ảnh hưởng xã hội trong mô hình lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh và cộng sự (2003). Kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã chứng minh rằng việc vận dụng mô hình UTAUT để nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng OER của sinh viên tại các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam là đúng đắn nhưng cần có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
(2) Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy có sự tác động thuận chiều giữa các nhân tố tới ý định sử dụng OER của sinh viên các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam theo mức độ giảm dần như sau: (1) Kỳ vọng dễ sử dụng;(2) Kỳ vọng hiệu suất; (3) Ảnh hưởng từ giảng viên; (4) Ảnh hưởng từ bạn bè; (5) Ảnh hưởng từ nhà trường; và (6) Các điều kiện hỗ trợ. Kết quả này góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng OER của sinh viên trong các trường đại học.

B. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy:
(1) Cần xây dựng chính sách quốc gia về OER. Hiện nay, Việt Nam chưa có một khuôn khổ pháp lý chính thức nào về phát triển OER. Do vậy, việc cần làm ngay là xây dựng văn bản pháp lý về OER, đó sẽ là cơ sở để các trường đại học, các doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia vào quá trình phát triển OER. 
(2) Cần tạo lập một hệ sinh thái OER cho các trường đại học Việt Nam bao gồm: cộng đồng phát triển và sử dụng, nguồn học liệu/nội dung mở, các dịch vụ và sản phẩm, các nhà/kênh phân phối thông tin. Hệ sinh thái này là sự cộng sinh giữa các bên cung cấp nội dung (các trường đại học, giảng viên), bên cung cấp giải pháp công nghệ (các công ty kinh doanh công nghệ mở) và người sử dụng.
(3) Khi triển khai mô hình quản lý nguồn tài nguyên giáo dục mở trong trường đại học cần chú ý tới các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở của sinh viên cũng như khuyến cáo của UNESCO về cách thức phát triển OER từ đó tham chiếu đến nhiệm vụ cho từng cấp quản lý cho phù hợp.

-----------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 

Thesis title: Factors Influencing the Intention to Use Open Educational Resources of Students at Universities in Economics and Business Administration in Vietnam
Major: Management Information Systems                   Code: 9340405
PhD student: Dao Thien Quoc                    PhD student code: NCS37.110TT
Academic supervisors:  1. Dr. Doan Quang Minh        2. Dr. Nguyen Huu Mong
Educational institution: National Economics University

The new contributions in terms of academic and theoretical aspects 

(1) Unlike previous studies, the thesis has developed a research model suitable to the context of higher education in Vietnam by proposing three new factors that influence the intention to use Open Educational Resources (OER) of students at universities, including: Lecturer Influence; Friend Influence; and School Influence instead of Social Influence factor in the unified theory of acceptance and use of technology (UTAUT) formulated by Venkatesh et al. (2003). The results of the thesis have also demonstrated that basing on the UTAUT model to study the factors influencing students' intention to use OER at universities in economics and business administration in Vietnam is really appropriate, however it needs adjustments and supplements accordingly.
 (2) The results of the thesis show that all six factors in the research model have a positive relationship with the students' intention to use OER with the influence from the order of high to low as follows: (1) Effort Expectancy; (2) Performance Expectancy; (3) Lecturer Influence; (4) Friend Influence; (5) School Influence; and (6) Facilitating Conditions. This result has significantly contribution to the theory of factors influencing students' intention to use OER at universities.

The new findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis

The results of the thesis show that:
(1) A national policy on OER should be developed. Currently, Vietnam does not have an official legal framework for OER development. Therefore, it is necessary to carry out legal documents on OER immediately, which will be the basis for universities, businesses and individuals to participate in the process of OER development. 
(2) An OER ecosystem for Vietnamese universities should be created that includes: developer and user communities, open source materials/content, OER products and services, and information distribution channels/providers. This ecosystem is a symbiosis between content providers (universities, faculty), technology solution providers (technology companies), and users.
(3) When implementing the OER management model at universities, it is necessary to pay attention to the factors that influence the student's intention to use OER as well as UNESCO recommendation on OER development, from which referring to the task for each management level accordingly.