Nghiên cứu sinh Đinh Đức Minh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 27/03/2020 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đinh Đức Minh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu cách tiếp cận kế toán và cách tiếp cận thị trường trong dự báo vỡ nợ của doanh nghiệp Việt Nam".
Thứ ba, ngày 25/02/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu cách tiếp cận kế toán và cách tiếp cận thị trường trong dự báo vỡ nợ của doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Nghiên cứu sinh: Đinh Đức Minh
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của Luận án:
 
- Nghiên cứu đã hệ thống các phương pháp hiện đang được sử dụng để dự báo vỡ nợ doanh nghiệp, giúp cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này có cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ về cơ sở lý luận dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam. 
 
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định MCC và phương pháp kiểm định ROC để so sánh khả năng dự báo của một số mô hình dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam theo cách tiếp cận kế toán và tiếp cận thị trường đồng thời nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia để củng cố các kết luận về tính ứng dụng và hiệu quả của từng phương pháp dự báo nhằm gia tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
 
- Nghiên cứu góp phần cho các nhà quản lý đưa ra các quy định liên quan tới dự báo vỡ nợ doanh nghiệp theo hướng minh bạch hóa các thông tin
dự báo cho các nhà đầu tư, chủ nợ và các đối tượng liên quan.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
 
(i) Nghiên cứu đưa ra các căn cứ và cách xác định điểm vỡ nợ doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc đề xuất này sẽ là cơ sở cho các nhà nghiên cứu, các nhà xây dựng luật pháp, chính sách, quy trình áp dụng cho từng đối tượng, từng loại hình doanh nghiệp sử dụng dự báo vỡ nợ doanh nghiệp trong nghiệp vụ của mình.
 
(ii) Trong nghiên cứu cũng cho thấy áp dụng theo cách tiếp cận thị trường thông qua mô hình KMV có hiệu quả cao hơn so với cách tiếp cận kế toán thông qua một số mô hình Z-1968; Z – 1993. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với quan điểm nhận định khi phỏng vấn các chuyên gia ủng hộ việc sử dụng phương pháp thị trường với ưu thế về thực chứng hơn là áp dụng theo phương pháp kế toán với các số liệu báo cáo được đưa ra không được minh bạch như thị trường Việt Nam.
 
(iii) Mặc dù các mô hình dự báo vỡ nợ doanh nghiệp theo cách tiếp cận kế toán được sử dụng trong thực nghiệm là mô hình Z-1968 và Z-1993 có kết quả dự báo chưa cao, nghiên cứu cũng khuyến nghị có thể sử dụng mô hình Z-1993 cho dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam trong khi tiếp tục đợi các nghiên cứu điều chỉnh cho mô hình dự báo.
 
(iv) Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã có những khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện mô hình dự báo, đưa ra các quy định liên quan tới dự báo vỡ nợ doanh nghiệp theo hướng minh bạch hóa các thông tin dự báo cho các nhà đầu tư, chủ nợ và các đối tượng liên quan
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: A study on accounting-based approach and market-based approach in corporate defaults in Vietnam
Major: Banking-Finance
Ph.D attendant: Dinh Duc Minh
Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Viet Dung
Training facility: National Economics University
 
Theoretical and academic contributions of the Thesis:
 
- By systematically collecting and generalizing various approaches for corporate defaults, the research provided future studies with a complete overview of theoretical framework on corporate defaults in Vietnam.
 
- The research used MCC and ROC methods to compare the prediction ability of some forecast models related corporate defaults in Vietnam based on accounting-based and market-based approaches. Concurrently, the thesis also conducted in-depth interviews with experts to reaffirm conclusions on the efficiency and application of each forecast method as well as to ensure the accuracy of the study.
 
- The thesis helped managers in Vietnam in their decision-making process for corporate default forecast towards a more transparent orientation involving forecast information for investors, creditors and related subjects.
 
 Findings and recommendations achieved from the thesis:
 
(i) The study provided basis and methods to identify default point for Vietnamese enterprises. This proposal serves as a foundation for researchers and policymakers to apply procedures for subjects who are required to use corporate default forecast in their profession.
 
(ii) The research also showed that the market-based approach via KMV model had greater efficiency compared with accounting-based approach via Z-score model (1968) and Z-score model (1993). Research results also matched with experts’ viewpoints collected from in-depth interviews. Experts showed the support for market-based approach due to its’ positive edge over accounting-based approach and lack of transparent data in Vietnam’s market.
 
(iii) Even though accounting-based approach via Z-score model (1968) and Z-score model (1993) used to predict corporate default had relatively low efficiency, the research recommended Z-score model (1993) be applied for corporate prediction in Vietnam before any possible modifications can be made by future studies.
 
(iv) The thesis proposed recommendations for future studies to continue completing prediction models and regulations for corporate defaults to provide transparent forecast information for investors, creditors and related individuals.