Nghiên cứu sinh Đinh Thị Hồng Duyên bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 21/01/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đinh Thị Hồng Duyên, chuyên ngành Quản trị nhân lực, với đề tài "Đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nội dung số (CNNDS) Việt nam".
Thứ hai, ngày 21/12/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nội dung số (CNNDS) Việt nam
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực Mã số: 62.34.04.04
Nghiên cứu sinh: Đinh Thị Hồng Duyên
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân

Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp

(1) Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, luận án bổ sung và xây dựng thêm một biến mới cho thang đo hiệu quả đào tạo trong mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố tới hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nội dung số (CNNDS)

(2) Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu có điều chỉnh để đánh giá những nhân tố tác động đến hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực trong các DN NDS ở Việt Nam dựa trên mô hình nghiên cứu của K.J.Jayawardana & al. (2007). 

(3) Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình - đi sâu phân tích hoạt động đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo tại Công ty VMG. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại hiện có trong hoạt động đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo của DN thuộc ngành CNNDS Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả phân tích dữ liệu về doanh thu, lợi nhuận và quỹ đào tạo của DN giai đoạn 2010 - 2014 đã chứng minh mối liên hệ giữa đào tạo NNL và sự thay đổi trong doanh thu, lợi nhuận của DN. Công ty VMG cũng đã áp dụng thang đo đánh giá hiệu quả đào tạo và phân tích các nhân tố tác động được đề xuất trong luận án để làm tăng hiệu quả một số khóa đào tạo đã tổ chức năm 2014. 

Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

(1) Luận án đề xuất cần kiểm soát chặt chẽ nhân tố động lực của NLĐ, bao gồm cả tác động tài chính và phi tài chính, bởi vì khi NLĐ có động lực học tập, họ sẽ chủ động tham gia các hoạt động đào tạo và chuyển được những kiến thức, kỹ năng học tập vào trong công việc, tác động tích cực năng suất, chất lượng làm việc của người lao động và mang tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

(2) Nhân tố sự hỗ trợ của người quản lý và văn hóa học tập liên tục được đưa vào một nhóm các giải pháp chung vì hai nhân tố này có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Các biện pháp ở đây là doanh nghiệp cần xây dựng tầm nhìn và xây dựng hệ thống đánh giá, phát triển nhân sự đồng bộ, có chính sách rõ ràng về sự hỗ trợ và giúp đỡ của người quản lý đối với sự phát triển của NLĐ.

(3) Luận án đề xuất kiểm soát nhân tố tự nhận thức của NLĐ bằng cách sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tăng sự tự tin của NLĐ với chính bản thân mình như đào tạo thay đổi tư duy, thay đổi môi trường làm việc tích cực, hòa đồng, lãnh đạo động viên, khuyến khích. 

Nội dung của luận án xem tại đây.

-------------

THE CONTRIBUTIONS OF THESIS

Thesis title: Human resource training in enterprises of digital content industry in Vietnam
Major: Human Resource Management Code: 62 34 04 04
Name of Candidate:  Dinh Thi Hong Duyen
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. VU HOANG  NGAN

The main contributions of the thesis.

(1) Based on the results of qualitative research, dissertation supplement and build a new transformer for the training effect scale model in studying the impact of these factors on the effectiveness of training human resources in businesses of the digital content industry.

(2) The thesis proposes a adjusted model which is beyond K.J.Jayawardana & al. (2007). This model allows the study to learn more about the effectiveness of training and the factors affecting the effectiveness of training human resources in the enterprise.

(3) The thesis uses the case study method that depth analysis of the training activities and evaluate the effectiveness of training (including ROI, ROA) in VMG, one of the biggest companies in digital content industry in Vietnam. This case study will demonstrate the existing shortcomings in training activities as well as training efficacy in VMG.  VMG have also applied the scale to assess the effectiveness of training and analysis of the factors affecting the thesis proposed in order to increase the efficiency of a number of training courses organized in 2014.

The recommendations: 

(1) The thesis proposal: the enterprises should strictly control the factor: employee motivation. If the employees are motivated by learning, they will actively participate in training activities and transfer the knowledge, the skills learnt to their work.

(2) Factors: the support of manager and the continuous learning culture are put into a group of general solution for these two factors have a mutual relationship with each other. The solution: the enterprises need to build a vision, a evaluation and development system as well as have clear policies for managers  support .

(3) The thesis proposes controlling the factor: the employee self-awareness using synchronou solutions to increase the confidence of with myself as to change thinking, change  positive environment the, sociable, active leadership and encourage.