Nghiên cứu sinh Đinh Thị Thúy Phương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 06/11/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đinh Thị Thúy Phương, chuyên ngành Kinh tế học (Thống kê kinh tế), với đề tài "Phương pháp thống kê tổng sản phẩm trong nước (GDP xanh) ở Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 06/11/2016

 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phương pháp thống kê tổng sản phẩm trong nước (GDP xanh) ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học (Thống kê kinh tế) Mã số: 62310101
Nghiên cứu sinh: Đinh Thị Thúy Phương
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Bùi Đức Triệu  2. PGS.TS. Tăng Văn Khiên

Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, Khác với những nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước liên quan chỉ tiêu GDP xanh là luận án xác định nguồn thông tin và phương pháp tổ chức thu thập thông tin thống kê tính chỉ tiêu GDP xanh, trong đó chủ yếu tập trung xác định nguồn thông tin thống kê liên quan đến ba yếu tố: (1) Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần được khử; (2) Giá trị sản xuất của các ngành khai thác; (3) Chi phí môi trường quy đổi do phá hủy môi trường sinh thái.

Thứ hai, Luận án xây dựng 24 chỉ tiêu thống kê phản ánh nguồn thông tin của ba yếu tố liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh, trong đó đề xuất mới 13 chỉ tiêu thống kê so với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, nội hàm chỉ tiêu thống kê gồm: Nội dung; phương pháp tính; ý nghĩa; phân tổ chủ yếu; nguồn thông tin từng chỉ tiêu thống kê đề xuất.

Thứ ba, Dựa trên những luận cứ khoa học, luận án đề xuất phương pháp tính, xác định nguồn thông tin và phương thức tổ chức thu thập thông tin chỉ tiêu GDP xanh áp dụng ở Việt Nam

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã thành công nghiên cứu phương pháp thống kê tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh) ở Việt Nam, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Xác định nguồn thông tin thu thập đối với 24 chỉ tiêu thống kê liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam, đó là: 3 chỉ tiêu nguồn thông tin từ chế độ báo cáo thống kê; 9 chỉ tiêu nguồn thông tin từ chế độ báo cáo kết hợp cài đặt thông tin thu thập vào điều tra thống kê; 12 chỉ tiêu thống kê có thể khai thác và tính toán từ ẩn phẩm thống kê và khai thác từ hồ sơ hành chính.

Thứ hai, Kiểm định tính khả thi phương pháp thống kê chỉ tiêu GDP xanh luận án đề xuất, gồm: Phương pháp tính, xác định nguồn thông tin thu thập tính chỉ tiêu GDP xanh. Kết quả tính toán GDP xanh phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam và đưa ra một số cảnh báo về cân đối mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo; hạn chế tối đa mức độ thiệt hại môi trường sinh thái và hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt môi trường nước và không khí. 

Thứ ba, Tổng cục Thống kê hoàn thiện phương pháp luận chỉ tiêu GDP xanh áp dụng ở Việt Nam, trong đó làm rõ hơn phương pháp luận yếu tố chi phí sử dụng đất. Bổ sung thông tin cần thu thập cài đặt vào điều tra thống kê về: Mức độ sử dụng từng loại tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo đối với các ngành kinh tế, hộ gia đình; tỷ lệ chất thải (nguy hại, lỏng, khí) được xử lý đạt tiêu chuẩn; chi phí xử lý chất thải (nguy hại, rắn, lỏng, khí) đạt tiêu chuẩn.

Kết quả nghiên cứu của luận án, góp phần cung cấp luận cứ khoa học, để hoàn thiện phương pháp thống kê tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh) áp dụng ở Việt Nam. 

Nội dung của luận án xem tại đây.

 
----------------
 
 
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

The thesis title: Statistical Method of Green Gross Domestic Production (Green GDP) in Viet Nam 
Major: Economics (Economics of Statistics) Code: 62310101
Post graduate student: Dinh Thi Thuy Phuong
Supervisors: 1. Associate Prof.PhD. Bui Đuc Trieu    2. Associate Prof.PhD. Tang Van Khien

New academic and theory contributions

First, different from the previous national and international researches related to green GDP indicator, this thesis identifies the sources of information and methods to collect statistical information to calculate green GDP indicator, the focus is on statistical information sources related to three factors: (1) the cost to treat the waste from production and consumption which need to be treated; (2) gross output of mining sector; (3) converted environmental cost resulted by ecological damage.

Second, the thesis formulate 24 statistical indicators to reflect the data sources of the three factors related to calculated green GDP indicator, in which there 13 new statistical indicators proposed compared to the national statistical indicator system, the connotation of statistical indicator includes: content, calculation methodologies, meanings, key categories, data sources of each proposed statistical indicator.

Third, based on the scientific foundation, the thesis proposes the calculation methodologies, how to identify data sources and the approaches to organize information collection for green GDP indicator applied in Viet Nam 

The new findings and recommendation from the research of the thesis

From the research results, the thesis has succeeded in studying the statistical methodologies for green GDP in Viet Nam, as follows.

First, it identifies the information sources of information for the 24 statistical indicators related to green GDP indicator calculation in Viet Nam, which is: 3 indicators with data sources from statistical reports; 9 indicators with data sources from statistical reports in combination with information integrated in statistical surveys; 12 indicators can be built upon statistical publications and administrative records.

Second, test the feasibility of the statistical methods for the green GDP indicator as proposed by the thesis, including: the calculation method, identification of data sources for green GDP calculation. The findings of the green GDP indicator calculation reflect the quality of economic development in Viet Nam and suggest some warnings on balancing the exploitation and use of the natural resources, particularly unrenewable natural resources; minimize the ecological ecosystem damage and limit environmental pollution, particularly the water environment and air environment. 

Third, the General Statistics Office finalize the green GDP indicator methodologiesapplied in Viet Nam, including clarifying the methodology of land use cost. Adding the information needed collecting and integrating in statistical surveys on: the extent of the use of each unrenewable natural resource by economic sectors, households; the proportion of waste (toxic waste, liquid, air) treatment with standards; the cost of waste (toxic waste, liquid, air) treatment with standards.

The research findings of the thesis contribute to providing scientific foundation, in order to complete the statistical methodologies for green GDP applied in Viet Nam.