Nghiên cứu sinh Đỗ Hữu Hải bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 08/10/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Hữu Hải, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp - Vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 07/09/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp - Vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                                
Mã số: 62340102
Nghiên cứu sinh: Đỗ Hữu Hải              
Người hướng dẫn:  PGS. TS Nguyễn Mạnh Quân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Từ lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp dưới góc độ quản lý, luận án đã giới thiệu một số mô hình nghiên cứu văn hóa và lựa chọn ra nhóm các khía cạnh để đề xuất xây dựng thang đo hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN. Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, luận án đưa ra hệ thống tiêu chí nhận diện VHDN ở Việt Nam và các tiêu chí nhận diện VHDN vận dụng cho doanh nghiệp Việt Nam thể hiện ở các mặt: Ở yếu tố Tổ chức bao gồm có 36 tiêu chí nhận diện được phân chia trong 11 nhóm khía cạnh là: (1) Giao tiếp trong tổ chức; (2) Đào tạo và phát triển; (3) Phần thưởng và sự công nhận; (4) Làm việc nhóm; (5) Định hướng nhóm; (6) Sự thỏa mãn; (7) Sự cam kết gắn bó với tổ chức; (8) Sự thay đổi; (9) Sự thỏa thuận; (10) Kỹ năng tổ chức; (11) Mục tiêu và sự đảm bảo. Ở yếu tố Quản lý bao gồm 17 tiêu chí nhận diện được phân chia trong 5 nhóm khía cạnh là (1) Chấp nhận rủi ro từ sáng tạo và cải tiến, (2) Sự trao quyền, (3) Sự kiểm soát, (4) Sự phối hợp; (5) Sự điều tiết. Ở yếu tố Lãnh đạo bao gồm 26 tiêu chí nhận diện được phân chia trong 8 khia cạnh là: (1) Sứ mệnh; (2) Định hướng về kế hoạch trong tương lai; (3) Định hướng chiến lược, (4) Hệ thống mục tiêu; (5) Giá trị cốt lõi; (6) Sự kiểm soát của lãnh đạo; (7) Kinh nghiệm lãnh đạo; (8) Trách nhiệm của người lãnh đạo.

Trong những tiêu chí thuộc các khía cạnh dùng để nhận diện VHDN thì có những tiêu chí thuộc khía cạnh Sự kiểm soát, Sự phối hợp, Sự điều tiết, Sự kiểm soát của lãnh đạo, Kinh nghiệm lãnh đạo và Trách nhiệm của người lãnh đạo là tác giả tự xây dựng và kiểm nghiệm độ tin cậy của các tiêu chí này thông qua nghiên cứu định lượng.

Những đề xuất, kiến nghị mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Từ kết quả nghiên cứu luận án cho thấy nhân viên đánh giá cao các yếu tố bao gồm: giao tiếp trong tổ chức, đào tạo và phát triển, chấp nhận rủi ro do bởi sáng tạo và cải tiến, định hướng về kế hoạch tương lai,…Ý nghĩa của các kết quả này là góp phần bổ sung thêm một nghiên cứu về VHDN. Trên cơ sở đó, gợi ý cho các nhà quản trị trong việc xây dựng và phát triển văn hoá thúc đẩy các hành vi tích cực của nhân viên, nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời góp phần duy trì, thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là những nhân viên giỏi, tài năng. Công trình nghiên cứu cũng cung cấp cơ sở để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam có thể vận dụng cho việc xây dựng và phát triển, điều chỉnh VHDN của mình.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------


NEW FINDINGS IN THE DISSERTATION

The research theme: Identifying organizational culture criteria system – Applying in Vietnamese enterprises
Specialty: Business management            
Code: 62.34.01.02
PhD researcher: Do Huu Hai        
Supervisors: Associate Prof. PhD. Nguyen Manh Quan

New theoretical findings

According to general theory of organizational culture in term of managing view, the dissertation recommends several cultural researching forms, selects group of aspects to suggest establishing measuring scale of identifying organizational culture criteria system. After doing qualitative research and quantitative research, the dissertation exposed Identifying organizational culture criteria system in Vietnam and these criteria applied in Vietnamese enterprises represent in respects: Organizational factor includes 36 criteria categorized in 11 aspect groups: 1st Communication in organization; 2nd Education & Development; 3rd Reward and recognition; 4th Team-work; 5th Group orientation; 6th Satisfaction; 7th Pledge of attachment to organization; 8th Changes; 9th Accordance; 10th Organizing skill; 11th Target & Guarantee. Managing factor includes 17 criteria categorized in 5 aspect groups: 1st Accepting risk from creative and innovative; 2nd Empowerment; 3rd Control; 4th Coordination; 5th the regulatory. Leadership factor includes 26 criteria categorized in 8 aspect groups: 1st Mission; 2nd Orientation; 3rd Strategy orientation; 4th Target system; 5th Core values; 6th The control of the leadership; 7th Leadership experience; 8th Leadership’s responsibility.

In these criteria, Control; The regulatory; The control of the leadership; Leadership experience and Leadership’s responsibility are respects built and analyzed reliability according to quantitative research.

New suggestions based on the research results

The research outcome indicates that staffs appreciate factors including: communication in organization; Education & Development; Accepting risks from creative and innovative; Orientation and plan in the future. These results has implication in contributing a research on organizational culture. Accordingly, managers are suggested establishing and developing culture promoting staffs’ positive behavior, improving labor effect; creating competitive edge for enterprises, concurrently maintain, and attract human resources, especially talented staffs.

The project also provide foundation for Vietnamese enterprises’ leadership to apply in building and developing their organizational culture.