Nghiên cứu sinh Đỗ Khắc Hưởng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 12/04/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Khắc Hưởng, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM".
Chủ nhật, ngày 11/03/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM
Chuyên ngành: Kinh tế học
Nghiên cứu sinh: Đỗ Khắc Hưởng
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Vũ Kim Dũng          2. PGS.TS Tô Trung Thành

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

1.    Cơ sở lý thuyết về kênh truyền dẫn tiền tệ thông qua cung, cầu tín dụng ngân hàng Bernanke và Blinder (1988) làm nền tảng để các nghiên cứu thực nghiệm xem xét vai trò của tín dụng ngân hàng so với các kênh truyền dẫn tiền tệ khác đã được nghiên cứu phổ biến như thông qua lãi suất, tỉ giá, giá tài sản,… Theo kênh tín dụng ngân hàng, chính sách tiền tệ được thực thi và truyền dẫn qua bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, và từ đó truyền dẫn đến các hoạt động của nền kinh tế. Đây là mô hình được lựa chọn để nghiên cứu kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam vì phương pháp nghiên cứu này chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. Vì vậy, phương pháp này cũng nhằm mục đích củng cố cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu tại một nước mới để bổ sung thêm một trường hợp nghiên cứu thực tế trong việc ủng hộ sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng.

2.    Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp định lượng xác định phương trình cung cầu tín dụng thông qua mô hình VECM. Các thủ tục cần thiết và cách thức triển khai sẽ là nguồn tham khảo quý giá để các công trình nghiên cứu sau có thể sử dụng không chỉ áp dụng đánh giá quan hệ cung-cầu tín dụng mà còn có thể áp dụng trong thị trường hàng hóa khác như quan hệ cung-cầu khách du lịch, hay quan hệ cung cầu hàng nông sản,...

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:

1.    Kết quả ước lượng đã mang lại những gợi ý trong việc điều hành chính sách tiền tệ để theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát và/hoặc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Kết quả ước lượng chỉ ra mối quan hệ giữa cung-cầu tín dụng với các biến trong không gian dài hạn cũng như đóng vai trò quan trọng trong ngắn hạn để hỗ trợ điều chỉnh mối quan hệ dài hạn trở về trạng thái cân bằng sau mỗi cú sốc. Điều này có ngụ ý chỉ ra rằng công cụ kiểm soát tăng trưởng tín dụng nói chung cũng như giới hạn tăng trưởng tín dụng vào các khu vực ưu tiên vẫn là một công cụ tiền tệ truyền thống được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Giới hạn tăng trưởng được các nước trên thế giới sử dụng theo hai hình thức khác nhau: giới hạn tăng trưởng tín dụng chung và giới hạn tăng trưởng đối với một số lĩnh vực.

2.    Lãi suất thị trường có mối quan hệ cả trong ngắn hạn và dài hạn với cung tín dụng. Điều này đưa ra ngụ ý điều hành CSTT làm thay đổi lãi suất thị trường sẽ hiệu quả hơn để giảm cung tín dụng, và qua đó tín dụng sụt giảm sẽ tác động đến lạm phát. Rõ ràng, sản lượng nền kinh tế có mối quan hệ rất chặt với tín dụng, do đó cắt giảm tín dụng đột ngột sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế, mặc dù mục tiêu của thắt chặt tín dụng để chặn đà tăng của lạm phát. Từ kết quả nghiên cứu mang tính khoa học, luận án đề xuất NHNN không thắt chặt tín dụng đột ngột để kiểm soát lạm phát vì giải pháp này sẽ gây tổn thương đến nền kinh tế do tác động của việc phân bổ lại nguồn lực.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 

-----------

THE NEW SCIENTIFIC CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

The research topic: Analyzing banking credit channel of the monetary policy transmission mechanism in Vietnam: An approach using VECM model
Major: Economics
Research student: Do Khac Huong
Research Tutors: 1. Assoc. Prof. Dr. Vu Kim Dung                  2. Assoc. Prof. Dr. To Trung Thanh

The new scientific and theoretical contributions of the research:

1.    Theory of monetary policy transmission through supply and demand for banking credit of Bernanke and Blinder (1988) has been considered as the basis for empirical researches on the role of banking credit in comparison with other monetary transmission channels which have been studied popularly through interest, exchange rate or asset price, etc. In banking credit channel, monetary policy is conducted and transmitted through balance sheets of the commercial banks to the economic activities. This is the selected model to investigate banking credit channel in Vietnam as this approach has not been previously studied in Vietnam. Therefore, this approach is conducted to consolidate the theoretical theory and research model in new countries to add more case studies in support of the existence of banking credit channel.

2.    Demonstration of theory, qualitative method to identify credit supply and demand equation through VECM model. Essential procedure and conducting method will be valuable references for the later studies in terms of evaluating the relationship between credit supply and demand and applying in miscellaneous commodities market such as supply and demand of tourists, agriculture products, ect.

The new recommendations of the research:

1.    Estimation results help bring about new suggestions in moderating monetary policy to target at controlling inflation and/or facilitating economic growth. These results also show the relationship between credit supply and demand with variables in the long-term as well as play important role in the short-term to support and adjust the long-term relationships back to stable and balance status after every shock. This indicates that general instrument to control as well as limit credit growth into prioritized sectors is still remained the traditional instrument that is used to control inflation. Growth limit has been in use by the countries in two forms: general credit growth limit and specific credit growth limit.

2.    Market interests have both short-term and long-term relationship with credit supply. This indicates monetary policy moderation to adjust market interests for more market performance and to reduce credit supply, as a result, the reduced credit will impact directly on inflation. Obviously, economy production volume has tight relationship with credit, thus, any sudden decrease in credit will directly impact on economy despite the goal of tight credit policy is to control the inflation. On the basis of scientific research, the thesis suggests that the State Bank should not apply sudden tight credit policy to control inflation due to the fact that this would harm the national economy by the impacts of the resources redistribution.