Nghiên cứu sinh Đỗ Kim Dư bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 05/02/2020 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Kim Dư, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 05/01/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng   
Nghiên cứu sinh: Đỗ Kim Dư    
Người hướng dẫn:  PGS.TS Vũ Duy Hào
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Các lý thuyết cổ điển về cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh chưa luận giải một cách sâu sắc sự tương tác giữa cấu trúc vốn trong mối quan hệ với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên sự phát triển của các lý thuyết này, cho thấy: Một mặt xem xét một cấu trúc vốn hợp lý với tính chất, đặc điểm của nợ lại có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai. Mặc khác mức cân bằng nợ và chi phí đại diện tác động tích cực đến vị thế cạnh tranh là tương ứng (Matani, 2014). Thêm vào đó, năng lực cạnh tranh trên thị trường sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với đòn bẩy tối ưu và các quyết định về cạnh tranh thì luôn gắn liền với yếu tố tài chính (Lyandres, 2016; Mackay & Phillips, 2005). Từ đó, nghiên cứu:
 
- Cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN. Trong đó, năng lực cạnh tranh được đo lường bằng cả 3 chỉ số là HHI, BI và tobin’s q làm tăng tính ứng dụng và sự chặt chẽ của kết quả nghiên cứu.
 
- Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của năng lực cạnh tranh lên cấu trúc vốn có dạng hàm chữ U ngược (khi đo lường năng lực cạnh tranh bằng chỉ số HHI và tobin’s q) và có dạng hàm chữ U (khi đo lường năng lực cạnh tranh bằng chỉ số BI). Trong đó tobin’s q có cảnh hưởng mạnh nhất lên cấu trúc vốn.
 
- Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn lên năng lực cạnh tranh cũng có dạng hàm chữ U ngược (khi đo lường năng lực cạnh tranh bằng chỉ số HHI và tobin’s q) và có dạng hàm chữ U (khi đo lường năng lực cạnh tranh bằng chỉ số BI). Trong đó cấu trúc vốn các động đến BI là mạnh nhất.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi, hội nhập kinh tế sâu rộng như ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ, thách thức và cả cơ hội để tồn tại và phát triển. Áp lực về vốn và cạnh tranh luôn là vấn đề hiện hữu đối với các doanh nghiệp. Và do đó việc huy động một lượng vốn vay mới thúc đẩy doanh nghiệp trở thành đối thủ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. (Grullon và cộng sự, 2006). Mặt khác, một doanh nghiệp nghiệp mới gia nhập thị trường có thể gặp thất bại trong cuộc chiến nâng cao năng lực cạnh tranh bởi các chính sách về tối ưu hóa sản phẩm, sự cạnh tranh về giá cả và sản lượng với các đối thủ lâu năm khác có thể đứng trước nguyên cơ về sự lựa chọn trả nợ hay đóng cửa.
 
Vì vậy, luận án khuyến nghị như sau:
 
- Doanh nghiệp nên xác định điểm uốn, điểm ngưỡng và các khoảng giá trị mà tại đó sự tương tác giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh bị đảo chiều ảnh hưởng.
 
- Các ngân hàng dựa vào thị phần HHI và giá trị của cổ phiếu tobin’s q nhằm đưa ra các chính sách tín dụng hợp lý khi ưu đãi hay hạn chế các chính sách này bởi điều đó sẽ làm cho không chỉ các doanh nghiệp có thể duy trì sự tồn tại và phát triển mà còn tạo ra một hệ sinh thái các doanh nghiệp phát triển bền vững.
 
- Chính phủ cần tạo cơ chế, chính sách nhằm gắn kết chặt chẽ giữa ngân hàng, doanh nghiệp và nhà nước trong cuộc chiến về vốn và cạnh tranh khi mà hội nhập kinh tế sẽ gắn với việc gia nhập của các đối thủ vô cùng lớn mạnh trên thế giới và cũng là để bảo vệ sự tồn tại và phát triển nền kinh tế trong nước, đặc biệt là với các ngành mũi nhọn của đất nước.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW IDEAS OF THE THESIS
 
Research topic: Research into the relationship between capital structure and competitive capability of companies listed on Vietnamese stock market 
Major: Finance - Banking
PhD candidate: Mrs Do Kim Du
Mentor: Associate Professor, Vu Duy Hao  
 
Theoretical contributions
 
The traditional theories of capital structure and competitive capability have not yet provided a clear and detailed explanation of the interaction between capital structure and firms competitive capability. Nevertheless, the development of these theories shows that: on one hand, a reasonable capital structure with certain characteristics of debt can enhance competitive capability of the firm in the future; on the other hand, level of debt balance and agency cost positively affect competitive position of the firm (Matani, 2014). In addition, competitive capability in the product market is closely related to the optimal leverage and competition decisions are usually associated with financial factors (Lyandres, 2016; Mackay & Phillips, 2005). Accordingly, study:
 
- Provide empirical evidence for a positive relationship between capital structure and competitive capability of companies listed on Vietnam stock market. In particular, competitive capability is measured by all three indicators: HHI, BI and Tobin’s Q, improving the applicability and coherence of the research results.
 
- Provide empirical evidence that the impact of competitive capability on capital structure follows an inverted U-shaped function (when measuring competitive capability by HHI and Tobins Q) and U-shaped (when measuring measure competitive capability by BI index), in which Tobin’s Q has the strongest influence on capital structure.
 
- Providing empirical evidence that the impact of capital structure on competitive capability also follows an inverted U-shaped function (when measuring competitive capability by HHI and Tobins Q) and U-shaped (when measure competitive capability by BI index), in which capital structure’s impact on BI is the strongest.
 
Recommendations
 
In the context of an economy undergoing dramatic transformation and economic integration like Vietnam today, businesses are presented with risks, challenges and opportunities of survival and prosperity. Pressures from lack of capital and competition always exist as major issues for enterprises. Therefore, a new flow of funds will enable enterprises to become fierce competitors in the market (Grullon et al., 2006). On the other hand, a new entrant into the market may fail in the war to improve competitive capability due to policies on product optimization, price and output competition with incumbents, and may have to choose between repaying debt or going out of business.
 
Therefore, we recommend that
 
- Enterprises should determine critical values, threshold points and the value ranges at which the interaction between capital structure and competitive capability is inversely affected.
 
- Banks should rely on HHI market share and the value of Tobins Q for reasonable credit policy design which consider cases when these policies should be prioritized or inhibited because this will not only make it possible for a business to survive and prosper but also help create an ecosystem for business’ sustainable development.
 
- The Government needs to create measures and policies which closely link banks, businesses and the state in the war of capital and competition when economic integration has resulted in the entry of great international rivals. It is necessary to protect the existence and development of the domestic economy, especially the key industries of the country.