Nghiên cứu sinh Đỗ Quốc Đạt bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 10/07/2018 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Quốc Đạt, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi - Nghiên cứu từ tỉnh Sơn La".
Thứ bảy, ngày 09/06/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi - Nghiên cứu từ tỉnh Sơn La
Nghiên cứu sinh: Đỗ Quốc Đạt
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường        2. TS. Trần Văn Túy
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Khoa QTKD)

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Kết quả từ nghiên cứu này có sự tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước khi chỉ ra 03 loại hình năng lực cơ bản: Năng lực tư duy-IQ; Năng lực cảm xúc-EQ; Năng lực huy động sự ủng hộ-XQ có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả lãnh đạo (Michael Edwards, 2015). Điểm mới của nghiên cứu là đã cho thấy và lượng hoá được ảnh hưởng của các yếu tố trên đến kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội xã trong trường hợp tỉnh miền núi Sơn La, từ đó làm cơ sở để đo lường ảnh hưởng này tại các tỉnh miền núi Việt Nam.

(2) Theo mô hình nghiên cứu ban đầu của luận án, năng lực lãnh đạo gồm 03 biến độc lập: IQ; EQ; XQ tác động đến biến phụ thuộc “Kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội xã”. Tuy nhiên, trong bối cảnh nghiên cứu ở các xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La thì kết quả chạy phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho ra 10 biến độc lập và 4 biến phụ thuộc. Do vậy, tác giả luận án đã xác định được khung năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi gồm 10 nhóm năng lực cơ bản cấu thành và xác định được 04 nhóm chính các tiêu chí đánh giá “Kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội xã”.

(3) Trong bối cảnh nghiên cứu ở các xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La, tác giả sử dụng “Tổng hợp Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội nhiệm kỳ 2011-2016 các xã trên địa bàn tỉnh Sơn La” và “Bộ tiêu chí Quốc gia về xã Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020” kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính để xây dựng thang đo cho biến phụ thuộc “Kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội xã”. Quá trình xây dựng thang đo hoàn toàn căn cứ vào tình hình thực tiễn và đặc thù các xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La. Sau khi kiểm định độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha thì còn 20/33 biến quan sát thoả mãn điều kiện có tương quan biến tổng > 0,3. Như vậy, việc xây dựng thang đo đạt yêu cầu và là một đóng góp mới của luận án. Bộ thang đo cũng chính là những tiêu chí đánh giá “Kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội xã” và do đó các xã khác thuộc khu vực miền núi nước ta có thể dựa vào kết quả nghiên cứu này để xác định hệ thống các tiêu chí đánh giá “Kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội xã” theo đặc điểm riêng của địa phương mình.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

(1) Các nhà tổ chức cấp trên, chính quyền và nhân dân các xã khu vực miền núi có thể căn cứ vào kết quả nghiên cứu này để lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã có đủ năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

(2) Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những cơ sở để xây dựng hoặc bổ sung thêm các tiêu chí mới trong đánh giá năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã cũng như kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội địa phương ở khu vực miền núi.

(3) Khung năng lực được xây dựng trong luận án là thước đo cho các nhà lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi tự nhìn nhận và đánh giá bản thân, từ đó có căn cứ tin cậy để phát huy những năng lực lãnh đạo sở trường, khắc phục những năng lực lãnh đạo còn hạn chế cũng như bổ sung những năng lực lãnh đạo cần thiết.

(4) Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở cho việc xây dựng các chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------



FINDINGS OF THE THESIS 

Subject: The leadership in mountainous provinces – Research conducted in Son La Province
Major: Business Administration (Faculty of Business Administration)
PhD candidate: Do Quoc Dat
Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Huong        2. Dr. Tran Van Tuy
Institution: National Economics University

Academic and theoretical findings 

(1) This research’s result is similar to previous research’s ones as it has pointed out that three typical qualities including Intelligence quotient-IQ; Emotional quotient-EQ; eXecution Quotient-XQ have direct results on leadership (Michael Edwards, 2015). The finding in this thesis is successful illustration and quantification of influences of the three aforementioned qualities on communal leadership’s socio-economic development in Son La Province, which becomes the foundation of measuring these influences in mountainous provinces in Vietnam.

(2) According to the initial research model, the leadership is assigned to three independent variables of IQ; EQ; and XQ, which affect the dependent variable “Communal leadership’s socio-economic development”. However, in the context of mountainous communes in Son La Province, the Exploratory Factor Analysis (EFA) includes ten independent variables and four dependent variables. Therefore, the thesis’s author has successfully specified the abilities of communal authorities are categorized in ten groups and four main groups of assessment criteria of “Communal leadership’s socio-economic development”.

(3) In the context of mountainous communes in Son La Province, the author used “Synthetic Report of Socio-Economic Development of communes in Son La Province for 2011-2016 period” and “National criteria for New rural communes for 2016-2020 period” together with the qualitative research methodology to build up a scale for the dependent variable of “Communal leadership’s socio-economic development”. The scale was firmly based on actual situation and outstanding characteristics of mountainous communes in Son La Province. After having verified the reliability by Cronbach’s Alpha coefficient, 20 of 33 observed variables are satisfied because their correlation coefficients of total variable are greater than 0.3. Thus, the satisfactory scale is one of findings of the thesis. The scale also provides the criteria of “Communal leadership’s socio-economic development”. Therefore, other Vietnamese mountainous communes’ “Communal leadership’s socio-economic development” can be assessed on the basis of these criteria and local outstanding characteristics.

Recommendations of the thesis

(1) The upper-level authorities, authorities and residents in the mountainous communes can base on the results of this study to select the leadership with required abilities for local leadership’s socio-economic development.

(2) The thesis’s research results are the bases for developing or recommending new criteria in assessing the leadership as well as communal leadership’s socio-economic development.

(3) The ability framework developed by the thesis is the measure of self-recognition and self-assessment of mountainous communal leadership to promote leadership, overcome limited leadership capacities as well as strengthen the necessary leadership capabilities.

(4) Research results are also the bases for the development of training programs, capacity enhancement for communal officials in mountainous areas.