Nghiên cứu sinh Đỗ Quỳnh Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 18/12/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Quỳnh Anh, chuyên ngành Lịch sử kinh tế, với đề tài "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 22/11/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam
Chuyên ngành: Lịch sử kinh tế                Mã số: 9310101_LS
Nghiên cứu sinh: Đỗ Quỳnh Anh
Hướng dẫn: GS.TS. Lê Quốc Hội
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, luận án đã làm rõ hơn trên phương diện lý luận các kênh tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến bất bình đẳng thu nhập. Cụ thể, FDI có thể tác động trực tiếp đến bất bình đẳng thu nhập thông qua việc làm và tiền lương, đồng thời tác động gián tiếp thông qua lan tỏa không gian của FDI. 
Thứ hai, luận án đã làm rõ các yếu tố/điều kiện ảnh hưởng/ràng buộc đến tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập. Cụ thể, luận án xác định thể chế (hệ thống quản trị điều hành và môi trường kinh doanh của địa phương) và chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến mức độ và chiều hướng tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập.
Thứ ba, luận án là công trình đầu tiên sử dụng mô hình hồi quy không gian để xem xét tác động lan tỏa về mặt không gian của FDI đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, kết quả từ phương pháp định lượng của luận án cho thấy trong giai đoạn 2010-2018, FDI có tác động tiêu cực đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam nhưng với tốc độ giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra FDI làm gia tăng chênh lệch thu nhập giữa lao động có kỹ năng/lao động đã qua đào tạo và lao động chưa có kỹ năng/lao động chưa qua đào tạo tại Việt Nam thông qua mô hình định lượng.
Thứ hai, luận án phát hiện FDI làm tăng nhu cầu về lao động lành nghề thông qua kênh việc làm ở Việt Nam, trong khi FDI gây ra bất bình đẳng tiền lương giữa các ngành trong và ngoài khu vực FDI, giữa các ngành nghề trong khu vực FDI và giữa các vùng và các tỉnh/thành phố. Ngoài ra, FDI có tác động lan tỏa cùng chiều về mặt không gian đến bất bình đẳng thu nhập của các tỉnh khác ở Việt Nam. 
Thứ ba, việc thu hút FDI kết hợp với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ góp phần làm giảm bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Đồng thời, việc thu hút FDI kết hợp với cải cách về thể chế, cụ thể là nâng cao chất lượng hệ thống quản trị điều hành và môi trường kinh doanh của địa phương, cũng sẽ góp phần làm giảm bất bình đẳng thu nhập.
Thứ tư, luận án đề xuất ba nhóm giải pháp để giảm tác động tiêu cực của FDI đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam, bao gồm: nhóm các giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhóm các giải pháp về cải thiện thể chế và nhóm các giải pháp khác bao gồm chú trọng thu hút các ngành FDI thâm dụng lao động ít kỹ năng vào các tỉnh/thành phố kém phát triển, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và xây dựng chính sách an sinh xã hội cho nhóm lao động yếu thế.

-----------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: The impact of foreign direct investment on income inequality in Vietnam
Major: Economic history                Code: 9310101_LS
Name of Candidate: Do Quynh Anh            Candidate Code: NCS39.05LS
Supervisor: Prof.Dr. Le Quoc Hoi
Institution: National Economics Univeresity 

New academic and theoretical contributions

Firstly, in terms of theoretical aspect, the thesis clarifies the channels though which foreign direct investment (FDI) affects income inequality. Specifically, FDI can affect income inequality directly through wages and jobs, and impact indirectly through spatial effects of FDI.
Second, the thesis identifies factors/conditions affecting/binding the impact of FDI on income inequality. Specifically, the thesis identifies the institution (Provincial Competitiveness Index) and quality of human resources that affect the degree and the direction of the impact of FDI on income inequality.
Third, the thesis is the first work using spatial regression model to examine the spatial effects of FDI on income inequality in Vietnam.

New findings and proposals drawn from research results and surveys of the thesis

Firstly, the results from quantitative method show that in the period 2010-2018, FDI has a positive impact on income inequality in Vietnam but at a decreasing rate over time. Besides, FDI widens the income gap between skilled and unskilled workers in Vietnam.
Second, the thesis finds that FDI increases the demand for skilled labor through the employment channel in Vietnam, while FDI causes wage inequality between FDI industries and non-FDI industries, between industries in FDI sector, and between regions and provinces/cities. In addition, FDI has the same spatial effect on income inequality of other provinces in Vietnam.
Third, attracting FDI combined with improving the quality of human resources will make contribution to the income inequality reduction in Vietnam. In addition, attracting FDI combined with institution reform will also make contribution to the income inequality reduction.
The thesis proposes three groups of solutions to reduce the negative impact of FDI on income inequality in Vietnam including: a group of solutions to improve the quality of human resources, and a group of solutions to improve institutions. Other solutions focus on attracting unskilled labor intensive FDI industries  in underdeveloped provinces/cities, developing supporting industries and developing social security policies for the group of unskilled workers.