Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Bích Ngọc bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 17/01/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Thị Bích Ngọc, chuyên ngành Quản trị nhân lực, với đề tài "Tác động của phong cách lãnh đạo đến ý định nghỉ việc của người lao động ngành bán lẻ Việt Nam".
Thứ tư, ngày 08/12/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của phong cách lãnh đạo đến ý định nghỉ việc của người lao động ngành bán lẻ Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực    Mã số: 9340404_NL
Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Bích Ngọc        Mã NCS: 911.37.07NL
Người hướng dẫn: PGS. TS Phạm Thúy Hương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án đã có những đóng góp sau đây: Thứ nhất, luận án đã khẳng định được phong cách lãnh đạo chuyển đổi, phong cách lãnh đạo giao dịch và phong cách lãnh đạo tự do có tác động đến ý định nghỉ việc của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp bán lẻ. Thứ hai, các nghiên cứu trước đây chưa nghiên cứu được tác động trực tiếp và gián tiếp (qua yếu tố trung gian là sự thoả mãn công việc) của cả 3 phong cách lãnh đạo là phong cách lãnh đạo chuyển đổi, phong cách lãnh đạo giao dịch và phong cách lãnh đạo tự do đến ý định nghỉ việc của người lao động, luận án đã đề xuất được mô hình thể hiện và kiểm định được các tác động này. Thứ ba, luận án đã đề xuất và kiểm định được tác động điều tiết của yếu tố vị trí việc làm đến mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự thỏa mãn công việc tới ý định nghỉ việc của người lao động.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Luận án nghiên cứu tác động trực tiếp và gián tiếp (qua yếu tố trung gian là sự thoả mãn công việc) của phong cách lãnh đạo đến ý định nghỉ việc của người lao động ngành bán lẻ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy phong cách lãnh đạo chuyển đổi, phong cách lãnh đạo giao dịch có tác động làm giảm ý định nghỉ việc của người lao động, còn phong cách lãnh đạo tự do có tác động làm tăng ý định nghỉ việc của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp bán lẻ. Yếu tố sự thỏa mãn công việc đóng vai trò trung gian làm mạnh hơn tác động giảm thiểu ý định nghỉ việc của phong cách lãnh đạo chuyển đổi và phong cách lãnh đạo giao dịch. Tác động của phong cách lãnh đạo đến ý đinh nghỉ việc mạnh hơn nếu người lao động làm việc ở các vị trí việc làm có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đối với người lao động làm việc ở các vị trí quản lý cấp cơ sở và cấp trung, phong cách lãnh đạo chuyển đổi có tác động mạnh hơn làm giảm thiểu ý định nghỉ việc của họ. Đối với người lao động làm việc ở các vị trí nhân viên, phong cách lãnh đạo giao dịch có tác động mạnh hơn làm giảm thiểu ý định nghỉ việc. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp bán lẻ và các nhà quản lý giảm thiểu ý định nghỉ việc của người lao động thông qua việc khuyến khích phong cách lãnh đạo chuyển đổi, duy trì phong cách lãnh đạo giao dịch và hạn chế phong cách lãnh đạo tự do.

 

---------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: The impact of leadership style on employees’ intention to quit job in the Vietnamese retail industry
Major: Human Resource Management        Code: 9340404_NL
Name of Candidate: Do Thi Bich Ngoc        Candidate code: 911.37.07NL
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Pham Thuy Huong
Institution: National Economics University 

The theory contributions of the thesis 

The thesis has made the following contributions: Firstly, the thesis has confirmed that transformational leadership style, transactional leadership style and laisser-faire leadership style have an impact on retail employees' intention to quit. Secondly, previous studies have not studied the direct and indirect effects (through the mediating factor is job satisfaction) of all three leadership styles, namely transactional leadership style and laisser-faire leadership style on the intention to quit of employees, the thesis has proposed a model to test these effects. Thirdly, the thesis has proposed and tested the regulatory impact of the job position factor on the relationship between leadership style and job satisfaction and the intention to quit.

New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis 

The thesis studies the direct and indirect effects (through the mediating factor of job satisfaction) of leadership style on the intention to quit of employees in the retail industry in Vietnam. The research results show that the transformational leadership style, transactional leadership style has the effect of reducing the intention of employees to leave, while the laisser-faire leadership style has the effect of increasing the intention to quit of employees working in retail businesses. The job satisfaction factor plays a mediating role in strengthening the reducing intention-reducing effect of transformational and transactional leadership styles. The impact of leadership style on intention to leave is stronger if employees work in positions that have direct contact with customers. For employees working in junior and middle management positions, transformational leadership styles have a stronger impact on reducing their intention to leave. For employees working in staff positions, transactional leadership has a stronger impact on reducing intention to leave. Based on the research results, the thesis has proposed recommendations to help retail businesses and managers reduce the employee's intention to quit through encouraging transformational leadership style, maintaining transactional leadership style and limiting laisser-faire leadership style.