Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thảnh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 09/12/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Thị Thảnh, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam".
Thứ tư, ngày 20/10/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài: Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thảnh             Mã NCS: NCS36.090KT
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích    Mã số: 9340301
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Mạnh Dũng; TS. Nguyễn Thị Thuý Hồng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Nghiên cứu đã tổng hợp cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ (KSNB) và hiệu quản tài chính gắn với đặc thù của các doanh nghiệp may mặc Viêt Nam; tiếp cận và làm rõ mối quan hệ và ảnh hưởng của các thành phần của KSNB tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật mô hình cấu trúc SEM cho phép ước lượng sai số đo lường của từng biến nghiên cứu khi xem xét chúng dưới dạng các biến tiềm ẩn thay vì biến quan sát như những công cụ phân tích hồi quy truyền thống. Qua đó kết quả nghiên cứu từ luận án giảm thiểu được những sai sót so với những nghiên cứu tiền nhiệm khi tính tới những sai số của các biến nghiên cứu trong mô hình.
Từ kết quả nghiên cứu, chỉ ra các nhân tố của KSNB có ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới; qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm điều chỉnh, khắc phục đối với KSNB, và nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát

Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của các thành phần của KSNB tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả tài chính mong muốn.
Căn cứ vào thống kê mô tả, kiểm định, và phỏng vấn sâu về những phát hiện rút ra từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị cụ thể đối với từng nhân tố của KSNB nhằm nâng cao hiệu quả tài chính. Ngoài ra, khuyến nghị với Cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội dệt may Việt Nam và nhà quản lý DN may mặc cùng được chỉ ra như:
+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước: (i) Tiếp tục thực hiện một số cơ chế chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam; (ii) Khuyến khích đổi mới ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất; (iii) Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại để tăng kim ngạch xuất khẩu (iv)  Nhà nước cần quy hoạch vùng trồng nguyên liệu bông để các doanh nghiệp may mặc có thể chủ động nguồn nguyên liệu tránh phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài.
+ Đối với hiệp hội dệt may Việt Nam: (i) Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu quy mô vừa và nhỏ nên rất cần Hiệp hội và tập đoàn sẽ là cầu nối giúp các DN may trong nước mở rộng thị trường hiện tại; (ii) Hiệp hội cần hỗ trợ các DN may trong việc đánh giá và hoàn thiện hồ sơ năng lực để có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào các thị trường yêu cầu cao như Mỹ, EU và Nhật Bản,.. (iii) Hiệp hội cần hoàn chỉnh chuỗi giá trị dệt may từ khâu Sợi – Dệt – Nhuộm - May nhằm tận dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước và ưu đãi thuế quan.
+ Đối với doanh nghiệp may mặc: (i)Cần phải phát triển và ứng dụng công nghệ vào sản xuất; (ii)  Xây dựng nguồn lực có tư duy và tầm nhìn; (iii) Cần phải phát triển bền vững theo hướng tạo ra sản phẩm với mẫu mã theo xu hướng thế giới thì còn phải tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường; (iv) Mở rộng thị trường tiêu thụ.

-------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis topic: A study on the impact of internal control on financial performance of Vietnamese garment firms
Major: Accounting, Auditing and Analysis        Code: 9340301
PhD attendant: Do Thi Thanh        ID: NCS36.090KT
Supervisor: Asso. Pro, Dr. Tran Manh Dung; Dr. Nguyen Thi Thuy Hong
Training institution: The National Economics University

New academic and theoretical contributions

The study has synthesized the theoretical basis of internal control and financial performance associated with the characteristics of Vietnamese garment firms, approached and clarified the relationship and influence of components of internal control on financial performance of Vietnamese garment firms.
The study employs the SEM structural modeling technique to estimate the measurement error of each research variable when considering them as latent variables instead of observed variables like traditional regression analysis tools. Thereby, the research results minimize errors compared to previous studies when taking into account the errors of the research variables in the model.
From the findings, it is shown that determinants of internal control affect the financial performance of Vietnamese garment firms in the context of global economic integration; thereby giving recommendations to adjust, overcome for internal control, and improve financial performance of Vietnamese garment firms.

New findings and recommendations drawn from research and survey results

The results show the positive impact of the components of internal control on the financial performance of Vietnamese garment firms. An effective internal control system will help firms achieve the desired financial performance.
Based on methods of descriptive statistics, verification and in-depth interviews about the findings, some recommendations are proposed for each element of internal control in order to improve financial performance. In addition, recommendations to the state management agencies, Vietnam Textile and Apparel Association and garment firm managers are indicated as below:
+ For state management agencies: (i) continue to implement a number of preferential mechanisms and policies for Vietnamese garment firms;  (ii) encourage innovation and application of advanced science in production; (iii) support trade promotion activities to increase export turnover; (iv) carry out planning for growing cotton materials so that garment firms can actively find source.
+ For Vietnam Textile and Apparel Association: (i) Vietnam's garment firms are mainly small and medium-sized, so the association and the corporation will be the bridge to help domestic garment firms expand the current market; (ii) the association needs to support garment firms in assessing and completing their capacity profiles so that they can overcome technical barriers when exporting to high demand markets such as the US, EU and Japan, etc; (ii) he association needs to complete the textile value chain from yarn - weaving - dyeing - sewing in order to take advantage of domestic raw materials and preferential tariffs.
+ For garment firms, it is necessary to: (i) develop and apply technology in production; (ii) build resources with thinking and vision; (iii) develop sustainably in the direction of creating products with designs according to global trends, but also to create environmentally friendly products;(iv) expand markets.