Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thu bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 18/06/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Thị Thu, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Phân tích các nhân tố quyết định sự tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam".
Thứ năm, ngày 13/05/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting

Join on your computer or mobile app

Click here to join the meeting
-------------------------------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phân tích các nhân tố quyết định sự tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học            Mã số: 9310101_KTH
Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thu        Mã NCS: NCS37.006KTH
Người hướng dẫn: PGS.TS. Giang Thanh Long
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Với cách tiếp cận mới trên cơ sở lý thuyết cầu của người tiêu dùng, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết các bên liên quan và phương pháp thông tin-giáo dục-truyền thông (IEC) về mở rộng sự tham gia, luận án đã có một số đóng góp mới về lý luận như sau:
- Bổ sung yếu tố “vị thế việc làm” – yếu tố quan trọng tác động đến xác suất tham gia BHXHTN – trong bối cảnh quốc gia đang phát triển và có hệ thống BHXHTN áp dụng đồng thời cho cả lao động tự làm chủ và lao động hưởng lương. 
- Bổ sung yếu tố “số con trong hộ đang đi học” và “số thành viên trong hộ gia đình có tham gia BHXH” – góp phần phân tích đầy đủ và toàn diện hơn các yếu tố tác động đến xác suất tham gia BHXHTN. 
- Luận giải các yếu tố tác động đến sự khác biệt trong xác suất tham gia BHXHTN giữa các nhóm lao động phân theo “vị thế việc làm” thông qua phương pháp nghiên cứu mới – phương pháp phân rã Oaxaca-Blinder mở rộng. 
- Bằng việc áp dụng phương pháp mới – phương pháp hồi quy probit hai bước Heckman, kết quả nghiên cứu của luận án đã được hiệu chỉnh sai lệch do chọn mẫu, làm tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. 
- Bên cạnh các yếu tố được đề cập trong các mô hình định lượng, bằng việc áp dụng phương pháp phân tích định tính, luận án đã luận giải tác động của yếu tố về thông tin như hiểu biết của người lao động, hiệu quả của công tác tuyên truyền về BHXHTN, và sự tham gia, tương tác của “các bên liên quan” đến chương trình BHXHTN (như cơ quan quản lý BHXH, cơ quan thuế, chính quyền địa phương và người lao động…). 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

- Kết quả nghiên cứu luận án cho thấy nhiều đặc điểm nhân khẩu, việc làm của người lao động phi chính thức ở Việt Nam có tác động có ý nghĩa thống kê đến xác suất tham gia BHXHTN. Trong số đó thì độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số con trong độ tuổi đi học trong hộ gia đình của người lao động, vị thế việc làm và thu nhập có tác động lớn tới quyết định người lao động có tham gia BHXHTN hay không. 
- Lao động tự làm chủ ít tham gia BHXHTN so với lao động hưởng lương và lao động gia đình. Sự khác biệt này chủ yếu bởi ba yếu tố là độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập.
- Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề liên quan đến thiết kế và tổ chức thực hiện chính sách cần thay đổi và cải thiện để mở rộng sự tham gia BHXHTN ở Việt Nam, ví dụ như quy định về số năm đóng góp tối thiểu, mức đóng tối thiểu, nội dung và hình thức tuyên truyền, vai trò của chính quyền địa phương ở cấp xã.
 

-------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
Dissertation title: "Analysis of determinant factors of the voluntary social insurance participation in Vietnam"
Specialization: Economics          Specialization code: 9310101_KTH
PhD candidate: Đỗ Thị Thu        PhD candidate code: NCS37.006KTH
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Giang Thanh Long
Training Institution: National Economics University

Theoretical contributions of the dissertation

By using a new perspective based on the Consumer Demand Theory, the Assymetric Information Theory, the Theory of Stakeholders and the IEC (Information-Education-Communication) approach in expanding the participation, this dissertation has some key contributions to the theoretical literature, as follows: 
- It confirmed the statistically significant impact of variables representing “job position” on the probability of participating in the voluntary social insurance scheme in the context of a developing country or any country where such a scheme is applied for both self-employers and wage earners. More specifically, self-employers had a significantly lower participation probability than did wage workers.
- The dissertation added important factors, i.e., “number of school-age children in household” and “number of household members participating in the social insurance system”, to the quantitative models in order to complement the theoretical framework of the voluntary social insurance participation.
- The dissertation showed factors affecting the differences in the probability of participating in the VSI among groups of informal workers which were classified by their job positions through a new research method, i.e., the extended Oaxaca-Blinder decomposition method.
- The dissertation applied the Heckman’s two-step probit selection method in order to correct the sample selection bias, which in turn improved accuracy and reliability of the results.
- Using qualitative analysis, the dissertation explained effects of some additional factors such as information factors (awareness of informal workers, effectiveness of propaganda on the VSI) and the participation and coordination of various stakeholders in the VSI scheme (such as social insurance agencies, tax agencies, local government and employees...). 

Practical contributions of the dissertation

- Demographic and job characteristics of informal workers had a statistically significant impact on their probability of participating in the voluntary social insurance in Vietnam. Age, gender, education level, number of school-age children in the household, “job position”, and income level... were the main factors associated with participation.
- Self-employers were less likely to participate in the voluntary social insurance scheme than wage earners and family workers. This gap was caused mainly by age, education level and income.
- The results of dissertation also indicated various issues related to the design and implementation of policies that need to be changed and improved in order to expand the voluntary social insurance coverage in Vietnam (such as regulations on the minimum number of contribution years, the minimum monthly premiums selected by participants, content and form of propaganda programs and the role of local government…).