Nghiên cứu sinh Đỗ Tuyết Nhung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 16/7/2021 tại G101 nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Tuyết Nhung, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam".
Thứ hai, ngày 14/06/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển        Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Đỗ Tuyết Nhung
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quang Cảnh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án mang lại những đóng góp vào kho tri thức về thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.

Thứ nhất, luận án đã xây dựng và tính toán chỉ số thể chế quản trị cấp tỉnh (PGI) ở Việt Nam. Đây là một nguồn dữ liệu tổng hợp, đảm bảo tương đối đầy đủ các khía cạnh của thể chế quản trị, có thể áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về chất lượng thể chế quản trị địa phương và mối quan hệ với các biến kinh tế - xã hội khác.

Thứ hai, luận án khẳng định tác động hai chiều giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh tại Việt Nam. Đây là cơ sở cho việc lựa chọn các phương pháp ước lượng phù hợp để tìm ra bằng chứng và tìm hiểu mức độ ảnh hưởng giữa chất lượng thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh tại Việt Nam.

Thứ ba, luận án dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng và phương pháp hồi quy GMM với mô hình số liệu mảng động có kiểm soát biến nội sinh nhằm đánh giá tác động của chất lượng thể chế quản trị đến tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu nhờ vậy có thể đảm bảo chính xác, hợp lý hơn so với các nghiên cứu trước đây (sử dụng các phương pháp ước lượng OLS, FEM hay GMM không kiểm soát biến nội sinh…).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

Thứ nhất, các khía cạnh chỉ số PGI tương đồng với chỉ số thể chế quản trị toàn cầu của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2018. Hiệu quả của chính quyền địa phương được đánh giá cao nhất; khía cạnh chất lượng chính sách và dân chủ có mức điểm thấp nhất; và kiểm soát tham nhũng đứng giữa hai thái cực này. Về tổng thể, thể chế quản trị của các địa phương đã được cải thiện, nhưng xu thế biến đổi rất khác nhau theo thời gian và địa phương.

Thứ hai, chất lượng thể chế quản trị đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương trong dài hạn. Tác động của chất lượng thể chế quản trị tới thu nhập khác nhau theo từng khía cạnh thể chế, cụ thể: kiểm soát tham nhũng và chất lượng chính sách có quan hệ tuyến tính thuận chiều, trong khi dân chủ và chính sách công có quan hệ hình chữ U với thu nhập.

Thứ ba, hiệu ứng tăng trưởng của chất lượng thể chế quản trị thay đổi theo từng vùng kinh tế, khác nhau giữa nhóm các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm với không thuộc vùng kinh tế trọng điểm, và khác nhau giữa các nhóm tỉnh có mức thu nhập khác nhau.

Thứ tư, ảnh hưởng tích cực của chất lượng thể chế quản trị tới tăng trưởng sẽ giảm đi khi mức chi tiêu ngân sách của địa phương gia tăng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng tích cực của chất lượng thể chế quản trị tới tăng trưởng lớn hơn ở những địa phương ít phụ thuộc vào khu vực FDI.

Thứ năm, một số hàm ý chính sách quan trọng được đề xuất: (i) Các địa phương nên chú trọng đến các khía cạnh kinh tế của thể chế, nhưng tốt nhất vẫn cần đảm bảo những khía cạnh xã hội; (ii) Các địa phương cần xem xét từng khía cạnh thể chế quản trị ưu tiên cụ thể để tìm ra giải pháp phù hợp nhằm đề xuất đổi mới chính sách hoặc cải thiện hiệu quả hoạt động; (iii) Các địa phương nên thúc đẩy cải cách hành chính công với các biện pháp giảm biên chế và sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý.

---------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE PhD DISSERTATION

Dissertation topic: Subnational governance quality and economic growth in Vietnam
Specialization: Development Economics        Code: 9310105
PhD Candidate: Do Tuyet Nhung           
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Le Quang Canh

New academic and theoretical contributions

The dissertation has contributions to the literature on governance quality and economic growth in developing countries.

Firstly, the dissertation developed and calculated a provincial governance index (PGI) in Vietnam. This is a comprehensive data source covering relatively fully all dimensions of governance, so that it can be widely applied in the research on relationships between the subnational governance quality and other socio-economic variables.

Secondly, the dissertation confirmed the two-way impact between the provincial governance quality and economic growth in Vietnam. On that basis, appropriate estimation methods were selected to find evidence and to investigate how the local governance quality affects economic growth in Vietnam.

Thirdly, the dissertation has used the extended neoclassical growth model for dynamic panel data and GMM regression method with endogenous variables to assess the impact of the provincial governance quality on growth in Vietnam. The research results thus can be more accurate and reasonable than previous studies using OLS, FEM or GMM estimation methods without controlling endogenous variables.

New findings and proposals based on the research results

Firstly, dimensions of the PGI index are similar to Vietnam's worldwide governance indicator for the 2011-2018 period. The effectiveness of local governments seems to be the most appreciated among governance dimensions while policy quality and democracy have the lowest scores. Corruption control is somewhere between these two extremes. In general, the provincial governance quality has been improved, but the changing trends of governance dimensions over time and by provinces are very different.

Secondly, the provincial governance quality contributes positively to the economic growth in the long term. The growth effects of the governance quality vary by governance dimensions. While corruption control and policy quality are linearly and positively related with income level, the relationships between democracy, public services and income level are represented by a U-shape.

Thirdly, the growth effects of the governance quality vary by economic regions. Similarly, the impacts of the governance quality is not the same between groups of provinces divided by core-economic and non-core-economic provinces, or by income level.

Fourthly, the positive influence of the governance quality on growth may decrease as the level of local government expenditure increases. The positive effect of the governance quality also seems to be greater in provinces less dependent on the foreign-invested sector.

Fifthly, some important policy implications are suggested: (i) Provinces can focus on the economic dimensions of the governance in the short term, but it is still necessary to ensure the social dimensions in the long term; (ii) Provinces need to consider each specific governance dimensions to find out appropriate solutions on policy reform or efficiency enhancement; (iii) Provinces should reduce current government expenditures by promoting public administration reform to reduce the cumbersome bureaucracy.