Nghiên cứu sinh Đỗ Văn Sang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/01/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Văn Sang, chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại học công lập khu vực Hà Nội".
Thứ ba, ngày 01/12/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại học công lập khu vực Hà Nội
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý    Mã số: 9340405
Nghiên cứu sinh: Đỗ Văn Sang
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Văn Năm; PGS.TS. Hà Quốc Trung

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, dựa trên tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và thông qua nghiên cứu sơ bộ, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức bằng việc đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới hai quá trình trọng tâm của chia sẻ tri thức là quá trình thu nhận tri thức và quá trình truyền đạt tri thức. Ngoài ra, luận án cũng đã chuyển đổi, tương thích, kiểm định độ tin cậy và sử dụng các thang đo phù hợp với điều kiện các tổ chức như các trường đại học ở Việt Nam.

Thứ hai, luận án chỉ ra rằng nhân tố văn hóa tổ chức có ảnh hưởng mạnh nhất tới chia sẻ tri thức của giảng viên, tiếp theo là thực hành tuyển dụng và tuyển chọn và cuối cùng là khen thưởng. Đặc biệt, kết quả phân tích số liệu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân tố văn hóa tổ chức (làm việc theo nhóm, sự cộng tác, học tập) và nhân tố thực hành tuyển dụng và tuyển chọn đến hai quá trình trung tâm của chia sẻ tri thức là quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức với các hệ số hồi quy chuẩn hóa cao và kiểm định đều có ý nghĩa thống kê.

Thứ ba, nghiên cứu đã điều chỉnh một số thang đo biến kiểm soát (độ tuổi, thâm niên, học hàm, học vị, chức danh, chuyên môn) cho phù hợp với bối cảnh tổ chức là các trường đại học ở Việt Nam. Bằng phương pháp phân tích đa nhóm, luận án đã chỉ ra không có sự khác biệt về giới tính khi đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đến quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức giữa các giảng viên. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, thâm niên công tác, chuyên môn khi đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đến quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức giữa các giảng viên.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Luận án gợi ý chính sách, khuyến nghị tới các nhà quản lý giáo dục các trường đại học nhằm thúc đẩy, tăng cường chia sẻ tri thức giữa các giảng viên. Để thúc đẩy, tăng cường chia sẻ tri thức, phải giúp giảng viên tăng khả năng sử dụng các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông, tăng cường làm việc theo nhóm, cộng tác trong công việc và đẩy mạnh học tập trong tổ chức. Đồng thời, cùng với các biện pháp khuyến khích bằng cách khen thưởng phù hợp với mục tiêu của giảng viên. Các chính sách đặc biệt liên quan đến quy trình tuyển dụng và tuyển chọn cần được thực hiện một cách minh bạch, công khai, không có sự thiên vị và các yêu cầu về ứng viên tham gia tuyển dụng, tuyển chọn được nâng lên như để được đứng trên bục giảng thì ứng viên ít nhất phải có bằng thạc sỹ, và ưu tiên những ứng viên có trình độ tiến sỹ hoặc tốt nghiệp ở nước ngoài.

-------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis: Study of factors affecting the knowledge sharing among lecturers in public universities in Hanoi.
Major: Management information systems;        Code: 9340405
Research student: Do Van Sang;          Code student: NCS37.112TT
Instructor: Ass.Prof. Dr. Le Van Nam, Dr. Doan Quang Minh

New contributions in terms of academic, theoretical aspects:

Firstly, based on research overview, theoretical basis and through preliminary research, the thesis proposes a formal research model by assessing the effects of factors on two central processes of division. Knowledge sharing is the process of donating knowledge and collecting knowledge. In addition, thesis has also converted, compatible, tested reliability and used scales suitable to the conditions of organizations such as universities in Vietnam.

Second, the thesis shows that organizational cultural factors have the strongest influence on the sharing of knowledge of lecturers, followed by recruitment and selection practices and finally rewarding. In particular, the data analysis results show a close relationship between organizational culture factors (teamwork, collaboration, learning) and recruitment and collecting practices to two processes. The heart of knowledge sharing is the donating knowledge process and the collecting knowledge process with high standardized regression coefficients and testing both statistically significant.

Third, the study adjusted a number of control variable scales (age, seniority, degree, title, and specialization) to suit the organizational context of universities in Vietnam. By the method of multi-group analysis, the thesis has shown that there is no difference in gender when evaluating the effects of factors in the research model on the donating knowledge and collecting knowledge process between lecturers. However, there are differences between age groups, working years, and expertise when evaluating the effects of factors in the research model on donating knowledge and collecting knowledge process among lecturers.

New findings and proposals drawn from the research of the thesis:

The thesis suggests policies and recommendations to educational managers of universities to promote and enhance knowledge sharing among lecturers. To promote and enhance knowledge sharing, teachers must help teachers increase their ability to use information and communication technology tools, enhance teamwork, collaborate on work, and promote team learning. At the same time, with incentives by rewarding consistent with the goals of the teacher. Special policies related to the recruitment and selection process should be implemented in a transparent, open, unbiased manner and the requirements for candidates to participate in recruitment and selection should be raised such as In order to stand on the podium, candidates must have at least a master's degree, and priority is given to candidates with a doctor or graduated from abroad.