Nghiên cứu sinh Đoàn Việt Dũng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 23/04/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đoàn Việt Dũng, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay".
Thứ năm, ngày 23/04/2015
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Chuyên ngành: Kinh tế học (Kinh tế Vi mô)
Mã số: 62.31.01.01 
Nghiên cứu sinh: Đoàn Việt Dũng.
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phạm Văn Minh 2. PGS.TS. Tô Trung Thành
 
Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận.
 
1. Luận án làm sáng tỏ vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh để đưa ra quan điểm chung về cạnh tranh là quá trình kinh tế mà các chủ thể kinh tế ganh đua, tìm mọi biện pháp để chiếm  lĩnh thị trường để  nâng cao vị thế của mình. Bên cạnh đó, luận án sử dụng số liệu thực tế giai đoạn 2008- 2013 để làm sáng tỏ các lực lượng quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam như: mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam(NHTMVN), mối đe dọa của người gia nhập thủ tiềm năng, mối đe dọa của các sản phẩm thay thế và sức mạnh của người mua. 
 
2. Luận án đã phân tích và chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành(bao gồm các yếu tố như mức độ cạnh tranh, thị phần, rào cản gia nhập) với năng lực cạnh tranh của các NHTMVN (bao gồm các yếu tố tốc độ tăng trưởng và hiệu quả tài chính). 
 
3. Luận án sử dụng số liệu thực tiễn phân tích hoạt động của các ngân hàng thông qua phương pháp mô tả thống kê và kết hợp phương pháp bao dữ liệu(DEA); phương pháp biên ngẫu nhiên(SFA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTMVN. Bên cạnh đó, luận án sử dụng mô hình Tobit và mô hình hồi qui để kiểm định chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc cạnh tranh ngành tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMVN như: rào cản gia nhập, tốc độ tăng trưởng, thị phần có quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính.     
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu.
Trên cơ sở chỉ ra một số nhân tố phi hiệu quả kìm hãm hiệu quả hoạt động của các NHTMVN, luận án đưa ra một số kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, trong đó những điểm mới tập trung vào các nội dụng sau:
 
1. Giải pháp từ phía Chính phủ:  hoàn thiện luật cạnh tranh nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực và đảm bảo sự bình đẳng cho các đối tượng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và xây dựng vai trò Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để NHNN độc lập với mối quan hệ Chính phủ. Chính phủ cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát để giảm thiểu sự thất thoát lãng phí, tối thiểu hóa chi phí quản lý, ngăn ngừa tham nhũng và tiêu cực. Bên cạnh đó, cần thay đổi thể chế để các tổ chức tín dụng quốc tế có thể mua lại, sáp nhập hoặc gia tăng sở hữu vốn cổ phần để đẩy nhanh xử lý nợ xấu.
 
2. Đối với NHNN cần: tăng cường giám sát hoạt động của hệ thống theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và không can thiệp sâu bằng các mệnh lệnh hành chính. Bên cạnh đó, NHNN rà soát các cơ chế chính sách theo hướng thị trường, tạo môi trường lành mạnh cho hệ thống ngân hàng. NHNN cần cương quyết thực hiện sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng yếu kém.
 
3. Kiến nghị các NHTM cần nâng cao năng lực tài chính vầ chủ động liên doanh liên kết để tận dụng nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý từ các nước có hệ thống ngân hàng phát triển. Thị trường ngày một khắt khe nên các NHTM phải phát triển thị trường mục tiêu theo thế mạnh của riêng ngân hàng mình và phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo chiều sâu mới chiếm lĩnh được thị phần.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------
 
THE CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis: Theory on competitive market structure and the enhancement of the competitiveness capability of Vietnams commercial banks.
Major: Economics (Microeconomics)
Code: 62.31.01.01
PhD Student: Doan Viet Dung.
Supervisor 1. Assoc. Prof. Dr. Pham Van Minh    2. Assoc. Prof. Dr. To Trung Thanh
 
The academic contribution of the thesis.
 
(1) The thesis has conducted a literature review on competitiveness capability to synthesize a common view considering competitiveness as the economy process in which economic entities compete each other to find ways or means to dominate market share, increase customer base in order to improve its position. Besides, the thesis uses the annual data of the period of 2008- 2013 to identify the determinants of competitiveness in Vietnam’s banking sector such as the intensity of competitive rivalry, thread of new entrance, thread of substitute products or services and bargaining power of customers and suppliers.
 
(2) The thesis has analyzed and proved the tight relationship between the competitive market structure including the level of competition, market share, entry barriers, and the competitiveness of Vietnam’s commercial banks including growth rate and financial performance.
 
(3) The thesis has used descriptive statistical method combining with the data envelopment analysis (DEA) and the stochastic frontier analysis (SFA) to analyzed annual data of the period from 2008 to  2013 to assess the performance of commercial banks in Vietnam in the period. Besides, the thesis has also used Tobit and regression models to test the relationship between factors that have impacts on the commercial banks’ performance. The results show that entry barriers, growth rate and market share have positive impacts on financial performance of the banks.
 
The Recommendation based on the thesis’s finding 
 
Based on the inefficient factors founded above, the thesis proposes recommendations to improve the performance of the banks as the following. 
 
(1) The solutions from the government: the government should complete the legal system, especially the law of competition, to set out an effective legal framework ensuring the equality for the banks which operate in the territory of Vietnam. Besides, the governments can reconsider the role of the State Bank of Vietnam in the way that let the SBV be independent from the government. The government needs to strengthen the inspection and supervision to minimize the waste and management costs, prevent corruption and other negative activities. In addition, the government can consider changing the institution letting international credit institutions do merge & acquisition activities or increase their equity to speed up the NPLs solving process.
 
(2) The solution from the central bank: The central bank needs to be active and proactive in monitoring the operation of the system following the international principles and standards or not intervenes deeply by administrative orders. Besides, the central bank can change the operation and policies toward market-oriented mechanism creating a healthier business environment for the banking system. In addition, the central bank should implement resolutely the merger or consolidation of weak banks.  
 
(3) Recommendations the commercial banks: the banks need to improve their financial capability and be proactive in the process of joint ventures and association to take advantage of capital, technical expertise and management capacity of the countries that have advanced banking systems. Due to the increasing trend in market requirements, the banks need to concentrate on their target markets and diversify their products and services in term of quality to increase their market share.