Nghiên cứu sinh Giang Minh Đức bảo vệ luận án tiên sĩ

Vào 16h00 ngày 12/10/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Giang Minh Đức chuyên ngành Quản lý công nghiệp, với đề tài: Tác động của áp dụng hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Thứ ba, ngày 06/09/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của áp dụng hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý công nghiệp    Mã số: 9510601
Nghiên cứu sinh: Giang Minh Đức
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Nguyễn Thành Độ; 2. PGS.TS Đỗ Thị Đông
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, lý thuyết quản trị nguồn lực (Barney, 2001) đã được nhiều tác giả áp dụng để nghiên cứu tác động của các nhân tố nguồn lực tới kết quả áp dụng ISO 14001 (Wu & cộng sự, 2008; Prajogo & cộng sự, 2012; Sambasivan & cộng sự, 2013; Li & cộng sự, 2018). Áp dụng lý thuyết này, tác giả đề xuất và kiểm định mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố quyết định thành công khi áp dụng ISO 14001 tới lợi ích bền vững của doanh nghiệp thể hiện trên ba khía cạnh (kinh tế, xã hội, môi trường). Mô hình này chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước.

Thứ hai, tác giả đề xuất và kiểm định thang đo các nhân tố lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường thông qua cảm nhận của doanh nghiệp khi áp dụng ISO 14001. Các nghiên cứu trước đây đề cập đến các khía cạnh lợi ích khi áp dụng ISO 14001, tuy nhiên chưa có sự thống nhất của các nhà nghiên cứu về bộ thang đo cho 3 nhân tố này. Tương tự như vậy tác giả cũng đề xuất và kiểm định thang đo các nhân tố quyết định thành công.

Thứ ba, nghiên cứu chỉ ra các nhân tố như: Cam kết của lãnh đạo, sự tham gia của nhân viên, đào tạo, thiết kế sản phẩm xanh, quản lý nhà cung cấp đều tác động đến lợi ích bền vững của doanh nghiệp trên một, hai hoặc ba khía cạnh. Trong đó hai nhân tố có vai trò nổi bật là cam kết của lãnh đạo và thiết kế xanh. Cam kết của lãnh đạo tác động đến cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường. Thiết kế xanh tác động mạnh mẽ đến lợi ích môi trường..
Thứ tư, nghiên cứu chỉ ra lợi ích môi trường tác động thuận chiều đến lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội của của doanh nghiệp, lợi ích xã hội tác động thuận chiều đến lợi ích kinh tế.

Thứ năm, nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt về thâm niên được chứng nhận và quy mô doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa các nhân tố quyết định thành công khi áp dụng ISO 14001 với lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thâm niên áp dụng hệ thống không ảnh hưởng đến cảm nhận của doanh nghiệp về lợi ích kinh tế, môi trường. Tuy nhiên doanh nghiệp có thâm niên áp dụng hệ thống lâu hơn sẽ cảm nhận lợi ích xã hội lớn hơn. Ngoài ra doanh nghiệp nhỏ và vừa cảm nhận lợi ích kinh tế, môi trường nhiều hơn so với doanh nghiệp lớn.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý có thể xem ISO 14001 như một công cụ hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong quá trình áp dụng hệ thống, có thể tập trung vào những nhân tố như cam kết của lãnh đạo, thiết kế sản phẩm xanh để đạt được những lợi ích tối ưu. Đồng thời, doanh nghiệp nên tập trung vào lợi ích môi trường, vì đó là lợi ích trọng tâm, có tính chất trụ cột và có thể lan tỏa, tác động đến lợi ích kinh tế, xã hội.

---------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The impact of environmental management system (ISO 14001) adoption on the sustainable development of manufacturing firms in Vietnam.
Major: Industrial management    Code: 9510601
PhD candidate: Giang Minh Duc        Student ID: NCS37.136CN
Instructor: Prof. Nguyen Thanh Do; Assoc. Prof. Do Thi Dong
Institution: National Economics University 

1.    New academic and theoretical contributions 

First, the theory of resource based view (Barney, 2001) has been used by many authors to study the impact of resource factors on the results of ISO 14001 adoption (e.g. Wu et al., 2008; Prajogo et al., 2012; Sambasivan et al., 2013; Li et al., 2018). Applying this theory, the author proposes and tests a research model that investigates the impact of success factors in ISO 14001 adoption to the sustainable benefits of the firm in term of three aspects (economic, social and environmental). This model has not been mentioned in the previous studies.

Second, the author proposes and conducts statistical test the benefit factors (economic, social and environmental benefits) of ISO 14001 adoption. Previous studies have mentioned the different aspects of benefits however there seem to be no consensus among researchers on the set of scales for these three factors. Similarly, the author also proposes and tests the success factors.

Third, the study shows that the factors such as: Management commitment, employee involvement, training, green product design, supplier management have impact on the sustainable benefits of the firms on one, two or three aspects. In which, two prominent factors are management commitment and green product design. Management commitment affects all three aspects of benefit (economy, society and environment). Green product design has a strong impact on environmental benefits.

Fourth, the research shows that environmental benefit has a positive impact on economic and social benefit of the firm, and social benefit positively affect economic benefit.
Fifth, the study shows that there is no difference in the relationship between the success factors of ISO 14001 and economic, social and environmental benefits of the firm in terms of firm size and certification age. Besides, the certification age does not affect the perception of the firm regarding economic and environmental benefits. However, firm with a longer history of certification will perceive greater social benefits. In addition, small and medium firms perceive greater economic and environmental benefits than large firms.

2.    New findings and recommendations

Businesses and government agencies can consider ISO 14001 as an effective tool to promote the sustainable development of the firms. In the process of system adoption, it is possible to focus on factors such as management commitment, green product design to achieve optimal benefits. At the same time, firms should focus on environmental benefits, because that is the core benefit can affect economic and social benefits.