Nghiên cứu sinh Giao Thị Hoàng Yến bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h30 ngày 16/01/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Giao Thị Hoàng Yến chuyên ngành Kinh tế phát triển với đề tài: Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 16/12/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam
Chuyên ngành:       Kinh tế phát triển                                        Mã số:     9310105
Nghiên cứu sinh:    Giao Thị Hoàng Yến                                  Mã NCS: NCS38.021PT
Người hướng dẫn:  GS. TS. Ngô Thắng Lợi
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật như sau:
Về mặt lý luận: Luận án là công trình đầu tiên sử dụng lý thuyết các giai đoạn của tư duy hành động để xây dựng mô hình nghiên cứu mới kiểm định tác động của những động lực nội tại và kỹ năng của sinh viên đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho phép khẳng định, các chương trình giáo dục khởi nghiệp nào truyền tải được những động lực nội tại tích cực và trang bị hiệu quả những kỹ năng cơ bản thì sẽ giúp sinh viên hình thành và hun đúc ý định, quyết tâm khởi nghiệp một cách bền vững. 

Về mặt thực nghiệm, 

1.    Luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam, Trong đó, mô hình đã xác định động lực nội tại, kỹ năng, thái độ là biến trung gian giúp giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên theo hướng bền vững.
2.    Bằng việc bổ sung thêm các nhân tố biến điều tiết số năm học, quê quán và độ cởi mở trong mô hình nghiên cứu, Luận án đã tìm ra sự khác biệt theo vùng (nông thôn/thành thị) trong tác động của chương trình giáo dục khởi nghiệp đến động lực nội tại và các kỹ năng, từ đó có tác động khác biệt đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

(1)    Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam.
(2)    Kết quả phân tích vai trò trung gian cho thấy, hai biến trung gian có vai trò mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là biến động lực nội tại và kỹ năng tư duy phản biện. Phát hiện này là gợi ý quan trọng trong xây dựng chương trình đào tạo khởi nghiệp hợp lý, trong đó chú trọng đến việc truyền cảm hứng để thúc đẩy tối đa động lực nội tại trong sinh viên, đồng thời hoàn thiện kỹ năng tư duy phản biện.
(3)    Tác động khác biệt giữa thành thị và nông thôn cho phép gợi ý các chương trình giáo dục khởi nghiệp cần được thiết kế linh hoạt, phù hợp với các đối tượng sinh viện ở những khu vực khác nhau trong nền kinh tế. Đây là một phát hiện mới, vì lâu nay các chương trình đào tạo khởi nghiệp thường được xây dựng theo cùng một khuôn mẫu theo kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”.

------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The impact of entrepreneurship education on the sustainable start-up intentions of Vietnamese students
Specialization: Development Economics                    Code: 9310105
PhD Candidate: Giao Thi Hoang Yen            PhD Id: NCS38.021PT
Instructor:          Prof.Dr. Ngo Thang Loi 
Educational institution: National Economics University

New scholarly, theoretical contributions

On the basis of theoretical and practical research, the thesis makes the following scholarly contributions:
Theoretically: The thesis is the first  to  use  the theory of  stages of action   thinking to build new research models that examine the  impact  of  intrinsic motivations and skills of students. student  to student  entrepreneurship intentions. The research results allow to  confirm which start-up   education programs  convey  positive internal motivations  and equip Effective basic skills  will help students  form  and mold their intentions  and determination  to  start a business in a sustainable  way. 
Empirically, 
1.    The thesis has  built a research model to assess the impact of entrepreneurship  education  on the  intention of Vietnamese  students to  start a sustainable business , In particular,  the model has  identified intrinsic motivations, skills, and attitudes as intermediate variables that help entrepreneurship education have   a positive  impact on students' intention to start a business  in a  sustainable way.
2.     By adding variables  governing the  number of  years of study, hometown,  and openness  in the   research model, the thesis found regional differences (rural/urban) in the impact of  entrepreneurship education on intrinsic  motivation  and skills, which in turn has an   impact  different  to students  '  entrepreneurial intentions.

New findings and proposals drawn from the research results of the thesis

(1)    The results of the analysis of the research model show the    positive impact of  entrepreneurship education  on the  intention  of Vietnamese  students to start a sustainable business. 
(2)    The results of the intermediate role analysis show that the two intermediate variables that play the strongest role in students' entrepreneurial intentions are internal motivation fluctuations and critical thinking skills. This finding is an important suggestion in building a reasonable entrepreneurship training program, which focuses on inspiring to maximize internal motivation in students, while improving critical thinking skills.
(3)    The differential impact between urban and rural  areas allows for the suggestion that entrepreneurship education programs should be designed flexibly, tailore to the partners. students in   different   parts of the  economy.  This is a new  finding, as  start-up training  programs  have long been built  in the same "  one-size-fits-all"  fashion.  just for all."