Nghiên cứu sinh Hà Văn Sỹ bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 06/11/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hà Văn Sỹ, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng (Kinh tế bảo hiểm), với đề tài "Tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 06/11/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng (Kinh tế bảo hiểm) Mã số: 62 34 02 01
Nghiên cứu sinh: Hà Văn Sỹ
Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Định    2: TS. Đỗ Thị Xuân Phương
 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận    

(1) Luận án đã đưa ra các luận giải về tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện như: (i) Tổ chức bộ máy triển khai; (ii)  Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật; (iii) Quy trình, thủ tục đăng ký tham gia và giải quyết chế độ; (iv) Quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng; (v) Tổ chức thu – chi và đầu tư tăng trưởng quỹ; (vi) Thanh tra, kiểm tra và giám sát.

(2) Luận án đã thảo luận và phân tích các chỉ tiêu để đánh giá kết quả triển khai BHXH tự nguyện. Ngoài 3 chỉ tiêu mà Việt Nam đang áp dụng như mức độ bao phủ, mức độ tác động, mức độ bền vững của hệ thống, luận án đã xây dựng một số chỉ tiêu khác nhằm đánh giá một cách cụ thể và toàn diện kết quả triển khai BHXH tự nguyện như: (i) Mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện theo nhóm; (ii) Mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động; (iii) Tốc độ phát triển số người tham gia; (iv) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số người tham gia; (v) Tốc độ phát triển số thu; (vi) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số thu.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

(1) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu đã làm cho chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian qua chưa phát triển, đó là:

Thứ nhất, chính sách BHXH tự nguyện: (i) Mức đóng quy định khá cao so với thu nhập; (ii) Phương thức đóng phí chưa linh hoạt, đa dạng; (iii) Do khống chế tuổi “trần” khi tham gia; (iv) Quy định về điều kiện hưởng các chế độ chưa đảm bảo sự công bằng giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện; (v) Quyền lợi được hưởng các chế độ chưa đảm bảo cho người tham gia; (vi) Chưa có chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia.

Thứ hai, tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện: (i) Tổ chức bộ máy triển khai còn nhiều bất cập; (ii) Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao; (iii) Quy trình, thủ tục đăng ký tham gia và thụ hưởng còn nhiều phức tạp; (iv) Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ngành, các cấp chưa chặt chẽ.

Thứ ba, từ phía người lao động: (i) Người lao động có thu nhập thấp và không ổn định; (ii) Người lao động ít lo cho tương lai xa; (iii) Người tham gia BHXH tự nguyện là những lao động rất khó quản lý.

(2) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện như: (i) Hoàn thiện cơ chế chính sách BHXH tự nguyện; (ii) Hoàn thiện bộ máy tổ chức; (iii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật; (iv) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các Bộ, ban ngành, đoàn thể các cấp; (v) Xây dựng chiến lược phát triển đối tượng tham gia; (vi) Nâng cao chất lượng dịch vụ; (vii) Mở rộng mạng lưới và đào tạo các đại lý bảo hiểm; (viii) Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; (ix) Phát triển công tác nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế; (x) Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi; (xi) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật; (xii) Phối hợp Chương trình BHXH tự nguyện với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác như Chương trình việc làm, Chương trình giảm nghèo…

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------
 
New contributions of the thesis 

Thesis Topic: Organization and implementation of the voluntary social insurance in Vietnam
Major: Finance - Banking        Code: 62 34 02 01
Research student: Ha Van Sy
Instructor 1: Assoc Prof., Dr. Nguyen Van Dinh; 2: Dr. Do Thi Xuan Phuong

New contributions in terms of learning, theory    

(1) The thesis has given interpretation on organization and implementation of the voluntary social insurance (SI) as follows: (i) Organization of deployment apparatus; (ii) Propaganda and dissemination of policy and legislation; (Iii) Process and procedures for enrollment and settlement of mode; (iv) Management of participants and beneficiaries; (v) Organization of receipts - payments and fund growth investment; (vi) Inspection, examination and supervision.

(2) The thesis has discussed and analyzed the criteria to evaluate the results of implementing voluntary social insurance. In addition to 3 indicators that Vietnam is applying as coverage, level of impact, level of sustainability of the system, the thesis has built a number of different indicators to assess in a specific and comprehensive way the results of implementation of voluntary social insurance, such as: (i) Coverage of the voluntary social insurance by group; (ii) Level of voluntary social insurance coverage compared to the labor force; (iii) Growth of the participants; (iv) Completion rate of the participants in the plan; (V) Growth rate of revenues; (Vi) Completion rate of revenues.

New proposals from the research results

(1) Results of the study have shown that there are 3 main reasons causing the voluntary social insurance policy in Vietnam in recent years not develop, that is:

Firstly, the voluntary social insurance policy: (I) Premium rate is high compared with the income; (ii) Payment method is not flexible, diverse; (iii) Due to control of age of the participants; (iv) Provisions on the conditions to entitle the regime does not guarantee fairness between the two types of compulsory social insurance and voluntary social insurance; (v) Rights to entitle to the regimes are not guaranteed for participants; (vi) There is no support policy of the State for the participants.

Secondly, implementation of the voluntary social insurance policy:  (i) Organization of deployment apparatus is insufficient; (ii) Propaganda and dissemination of policies and laws have not been adequate, not highly efficient; (iii) Process and procedures for registration of participants and beneficiaries are complicated; (iv) Coordination between social insurance agency with branches and authorities is not close.

Thirdly, from  the employee:  (I) The employees have low and unstable incomes; (ii) The employees dont worried about the further future; (iii) It is very difficult to manage the participants of the voluntary social insurance who are the employees.

(2) Based on the research results, the thesis offers solutions and recommendations for effective implementation of the voluntary social insurance policies such as: (I) Improving the voluntary social insurance policies; (ii) Improving the organizational structure; (iii) Promoting the propagation and dissemination of policy and legislation; (iv) Strengthening the leadership and direction of the Party committees, Government and cooperation of the ministries, departments and unions at all levels; (v) Formulating development strategies of participants; (vi) Improving the quality of services; (vii) Expanding the network and training of the insurance agents; (viii) Boosting investment in information technology applications; (ix) Developing scientific research and expanding international cooperation; (x) Improving the efficiency of investment of idle funds; (xi) Promoting inspection, examination and supervision of observance of the law; (xii) Coordinating the voluntary social insurance program with the national target programs such as Employment program, Poverty reduction program...