Nghiên cứu sinh Hồ Hải Yến bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h30 ngày 01/11/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hồ Hải Yến chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 19/08/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh cơ cấu lại hệ thống các NHTM Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Hồ Hải Yến
Chuyên ngành: Kinh tế học
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Tô Trung Thành
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh cơ cấu lại hệ thống các NHTM Việt Nam. Các đóng góp chính của luận án là:

Thứ nhất, là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu tác động của tái cơ cấu đến CAR bằng cách đưa yếu tố là biến đặc trưng cho hai giai đoạn tái cơ cấu hệ thống NHTM tại Việt Nam (giai đoạn 1 từ 2010 – 2015 là thời gian áp dụng Quyết định 254/QĐ-TTg và giai đoạn 2 từ 2016 – 2020 là thời gian áp dụng Quyết định 1058/QĐ-TTg) vào mô hình để đánh giá. 

Thứ hai, nếu như các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chỉ đề cập đến tác động của rủi ro tín dụng đến CAR thì nghiên cứu đã điền thêm vào khoảng trống nghiên cứu với việc bổ sung thêm yếu tố Đầu tư Chứng khoán dài hạn và Đầu tư Chứng khoán ngắn hạn, đại diện cho rủi ro thị trường mà các ngân hàng có thể phải chịu, từ đó ảnh hưởng đến CAR. Việc đưa yếu tố liên quan đến rủi ro thị trường sẽ giúp việc đánh giá CAR tiệm cận với BASEL II hơn so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam.

Thứ ba, nghiên cứu cũng lần đầu bổ sung thêm yếu tố về tác động của việc mua bán sáp nhập ngân hàng đối với CAR. Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTMVN, Chính phủ và NHNN đã áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện CAR của các NH trong đó có việc mua bán sáp nhập các NH yếu kém. Việc mua bán sát ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động của NH trong đó có CAR. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Kết quả kiềm định cho thấy CAR chịu tác động của các các yếu tố vĩ mô (Lạm phát), các yếu tố vi mô (Quy mô tổng tài sản, Tỷ lệ cho vay, Tổng tài sản đầu tư chứng khoán dài hạn, Tỷ lệ dự phòng rủi ro, Tỷ lệ đòn bẩy, Khả năng sinh lời ROE) và cả tác động của các chính sách trong Đề án tái cơ cấu tại Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2 cũng như việc sở hữu nhà nước. Căn cứ vào định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam do Chính Phủ đề ra và căn cứ vào kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến CAR của các NHTM VN, luận án đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị như sau: Các giải pháp đề xuất đối với NHTM gồm có (i) tăng vốn tự có; (ii) nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu; (iii) nâng cao chất lượng tín dụng; (iv) cải thiện lợi nhuận; (iv) nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ và giảm sát. Đối với NHNN, luận án đưa ra khuyến nghị liên quan tới việc xem xét tính hiệu quả của việc tăng hiệu quả áp dụng hạn mức tín dụng, minh bạch thông tin xếp hạng NHTM cũng như tăng cường thanh tra giám sát hoạt động của các NH, và dần xây dựng hướng dẫn thực hiện BASEL III cho các NHTM. Đối với Chính Phủ, tác giả kỳ vọng ở việc xây dựng một môi trường kinh tế lành mạnh với mức lạm phát thấp, hành lang pháp lý đồng bộ cũng như phát triển thêm các thị trường vốn khác.

-------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: "Factors affecting capital adequacy ratio of Vietnamese commercial banks in the context of restructuring the system of Vietnamese commercial banks"
Major: Economics                 Code: 9310101
PhD student: Ho Hai Yen                 PhD student code: NCS37.009KTH
Instructor: Assoc.Prof.Dr. To Trung Thanh
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

The thesis studies the factors affecting the capital adequacy ratio of Vietnamese commercial banks in the context of restructuring the system of Vietnamese commercial banks. The main contributions of the thesis are:
Firstly, the study takes the impact factor as variables for two phases of restructuring the commercial banking system in Vietnam (phase 1 from 2010 to 2015 is the time to apply Decision 254/QD-TTg and phase 2 from 2016 to 2020 is the time to apply Decision 1058/QD-TTg) to the model for the first time to assess the impact of restructuring projects on the banks’s CAR.
Secondly, If previous studies in Vietnam only mentioned the impact of credit risk on CAR, the study has filled in the research gap with the addition of long-term securities investment and long-term investment in the model. Short-term securities, representing the market risk that banks may be exposed to, thereby affecting CAR. The inclusion of factors related to market risk will help the assessment of factors affecting CAR to be closer to BASEL II than previous studies in Vietnam.
Thirdly, the study adds additional factors on the impact of bank mergers and acquisitions on CAR. In the process of restructuring the commercial banking system, the Government and the State Bank of Vietnam have applied many measures to improve the CAR of banks, including mergers and acquisitions of weak banks.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

Based on the development orientation of Vietnam's commercial banking system set by the Government and based on the research results showing the factors affecting the CAR of Vietnamese commercial banks, the thesis proposes a number of solutions and recommendations. As follows: In order for commercial banks to improve their CARs to better meet TT41 as well as to comply with the requirements of BASEL III and possibly the SBV's BASEL III guidelines in the future. Proposed solutions for commercial banks include (i) increasing equity capital; (ii) improve the efficiency of bad debt settlement; (iii) improve credit quality; (iv) improved profitability; (iv) improve the efficiency of internal audit and supervision. For the SBV, the thesis makes recommendations related to considering the effectiveness of increasing the efficiency of credit limit application, transparency of commercial bank rating information as well as strengthening inspection and supervision of the operation of banks. banks, and gradually develop guidelines for the implementation of BASEL III for commercial banks. For the Government, the author hopes to build a healthy economic environment with low inflation, a synchronous legal framework as well as develop other capital markets.