Nghiên cứu sinh Hoàng Đức Mạnh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 12/09/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Đức Mạnh, chuyên ngành Kinh tế học (Điều khiển học kinh tế), với đề tài "Một số mô hình đo lường rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 12/09/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Một số mô hình đo lường rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học (Điều khiển học Kinh tế)     
Mã số: 62.31.01.01
Nghiên cứu sinh: Hoàng Đức Mạnh
Người hướng dẫn:  1. TS. Trần Trọng Nguyên   2. TS. Nguyễn Mạnh Thế

Những đóng góp mới về mặt lý luận

Luận án đề xuất những cách tiếp cận mới: Hồi quy phân vị, copula và lý thuyết giá trị cực trị (EVT) trong nghiên cứu sự phụ thuộc của các chuỗi lợi suất chứng khoán và một số mô hình đo lường rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu của luận án

Thứ nhất là theo kết quả kiểm định cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu hầu hết các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu được chọn tính VN30, lợi suất của HNX và lợi suất của VNINDEX (29 chuỗi trong tổng số 32 chuỗi) là không tuân theo phân phối chuẩn, điều đó cho thấy nếu sử dụng giả thiết phân phối chuẩn để nghiên cứu các mô hình đo lường rủi ro đối với các chuỗi này là chưa phù hợp và có thể dẫn tới kết quả sai lệch nhiều. Kết quả ước lượng mô hình GARCH sẽ cho nhà đầu tư biết được tác động của những cú sốc trong quá khứ tác động nhiều hay ít tới độ biến động của lợi suất cổ phiếu đó ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, dựa trên kết quả ước lượng các mô hình GARCH luận án đã chỉ ra sự biến động của rủi ro hệ thống của một số cổ phiếu.

Thứ hai là theo kết quả ước lượng mức độ phụ thuộc của các chuỗi lợi suất cổ phiếu với lợi suất của VNINDEX cho thấy mức độ phụ thuộc của các cặp chuỗi lợi suất khi thị trường bình thường cao hơn khi thị trường có biến động lớn; đồng thời luận án cũng chỉ ra được hành vi cùng tăng giá hay giảm giá với biên độ lớn của một số cổ phiếu và chỉ số VNINDEX có sự khác biệt trong những giai đoạn khác nhau của mẫu nghiên cứu.

Thứ ba là dựa theo cách tiếp cận EVT, luận án đã ước lượng được VaR và ES cho những chuỗi lợi suất chứng khoán không phân phối chuẩn. Kết quả ước lượng VaR và ES sẽ giúp nhà đầu tư nắm giữ những chứng khoán này có được thông tin: sau một phiên giao dịch nếu trong điều kiện thị trường bình thường thì mức tổn thất tối đa là bao nhiêu, còn trong hoàn cảnh thị trường xấu thì mức tổn thất dự tính là bao nhiêu. Hơn nữa, dựa trên kết quả hậu kiểm, luận án đã chỉ ra được phương pháp copula có điều kiện và EVT là phù hợp và phản ánh được giá trị tổn thất thực tế của danh mục gồm một số cổ phiếu trên chính xác hơn khi sử dụng giả thiết lợi suất các cổ phiếu có phân phối chuẩn. Kết quả này góp phần bổ sung những cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về một số mô hình đo lường rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà nghiên cứu, nhà tư vấn và người đầu tư về đo lường rủi ro thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Some risk measurement models in Vietnam stock market
Major: Economics (Mathematical Economics)         
Code: 62.31.01.01
PhD candidate: Hoang Duc Mạnh
Superviors: 1. Dr. Tran Trong Nguyen         2. Dr. Nguyen Manh The

New theoretical contributions

The thesis proposes new approaches: Quantiles regression model and Copula and Extreme value theory to study of the dependence of stock return series and some risk measurement models in Vietnam stock market.

New findings from research results of the thesis

Firstly, Test results showed that in the study period, most of the return series of shares of VN30, returns of HNX and returns of VNINDEX (29 of 32 series) are not the normal distribution. If investors use the results from the analysis of risk measurement models assuming the normal distribution then it will not appropriate and lead unreliable results. The estimated results of GARCH model will let investors understand the impact of shocks in the past impact and their effects on the volatility of these returns series at  present. In addition, based on the estimated results of GARCH models the thesis has shown the variation of systematic risk of some stocks.

Secondly, on the results of dependence of the stock return series and the return of VNINDEX, their relationship in the normal market is stronger than that in the large volitive market. The thesis also points out that in different sample periods, there are the differences in the large-range price  increase or decrease behaviors (frequency) of some stocks and VNINDEX.

Thirdly, Using EVT approach, the thesis has estimated VaR and ES for non normal returns. The estimated results of VaR and ES will help investors who hold stocks having following information: How much is the maximum loss in the normal market and how much is the expected loss in the bad market condition (after a session). Moreover, based on the backtesting results, the thesis shows that the conditional copula and EVT methods are appropriate. They  reflect the actual loss value of the porfolio that is more accurate than that applying normal assumption. This results complement new approaches to the study of risk measurement models of portfolio in Vietnam stock market. Based on study results, the thesis provides some recommendations for researchers, consultants and investors who are working with market risk measurement in Vietnam stock market.