Nghiên cứu sinh Hoàng Mạnh Cầm bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h30 ngày 14/04/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Mạnh Cầm chuyên ngành Kinh tế lao động, với đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thứ ba, ngày 25/01/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh tế lao động    Mã số: 9340404_LD
Nghiên cứu sinh: Hoàng Mạnh Cầm        Mã NCS: NCS37.105LD
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang, TS. Bùi Sỹ Tuấn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Trong những năm gần đây, Hà Nội là một trong những địa phương có tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao nhất cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn dân số vàng, tình trạng thất nghiệp thanh niên thực sự là một vấn nạn của xã hội, một vấn đề cấp thiết, thách thức sự phát triển của đất nước, làm mất đi các cơ hội được làm việc, cống hiến và phát triển của thanh niên, đòi hỏi phải có những quyết sách và giải pháp kịp thời. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” là rất cần thiết.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

 (i) Hệ thống lại các lý thuyết liên quan đến tìm việc trở lại, kết quả tìm việc trở lại, đồng thời xác định quan điểm rõ ràng về tìm việc trở lại và kết quả tìm việc trở lại của người thất nghiệp để sử dụng xuyên suốt trong luận án.
(ii) Xây dựng mô hình mới, kiểm định mô hình về các nhân tố (vốn con người, động lực tìm việc và chính sách bảo hiểm thất nghiệp) tác động đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp chính thức trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua nhân tố trung gian là hành vi tìm việc.
(iii) Bổ sung tiêu chí mức độ hài lòng đối với thu nhập của công việc phản ảnh kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp.
(iv) Bổ sung các nhân tố gắn với bối cảnh Việt Nam ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp như trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tìm việc, áp lực gia đình và áp lực xã hội vào mô hình nghiên cứu; nhân tố chính sách bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người thất nghiệp gắn bối cảnh quy định của pháp luật Việt Nam cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
 
(i) Vốn con người (gồm các nhân tố: kinh nghiệm làm việc, trình độ đào tạo, kỹ năng làm việc, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tìm việc) có cả tác động thuận chiều trực tiếp lẫn gián tiếp (thông qua hành vi tìm việc) lên kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp. Trong đó, tác động của kỹ năng làm việc là đáng kể nhất, và trình độ ngoại ngữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tìm việc do nhu cầu đối với lao động có trình độ ngày càng tăng cao để đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn kỹ thuật lẫn giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày tại doanh nghiệp.
(ii) Các nhân tố về động lực tìm việc có tác động lên kết quả tìm việc thông qua hành vi tìm việc. Hai nhân tố bổ sung vào nghiên cứu là áp lực gia đình và áp lực xã hội đóng vai trò chủ đạo và tương đương nhau trong tác động thuận chiều lên kết quả tìm việc.
(iii) Cả 3 chế độ hỗ trợ người thất nghiệp thuộc chính sách BHTN hiện nay tại Việt Nam đều có mối quan hệ tích cực với kết quả tìm việc thông qua hành vi tìm việc. Chế độ tư vấn giới thiệu việc làm có tác động đáng kể nhất lên kết quả tìm việc và trợ cấp thất nghiệp không chỉ bù đắp thu nhập cho người lao động sau thất nghiệp mà còn tạo động lực cho họ tiếp tục tham gia vào quá trình tìm việc làm.

---------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL THESIS

Thesis topic: Research on factors affecting re-employment outcomes of unemployed youth in Hanoi city
Major: Labour Economics                 Code: 9340404_LD
Student: Hoang Manh Cam         ID: NCS37.105LD
Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Nguyen Vinh Giang, Dr. Bui Sy Tuan
Training institution: National Economics University 

In recent years, Hanoi is one of the localities with the highest youth unemployment rate in the country. Especially, in the demographic window period, youth unemployment is really an urgent social problem, challenging the development of the country, that decreases opportunities for youth to work, contribute and develop, requiring timely decisions and solutions. Therefore, it is necessary to do a research on the topic: "Research on factors affecting re-employment outcomes of unemployed youth in Hanoi city"

New academic and theoretical contributions 

(i) Systematizing theories related to re-employment, re-employment outcomes, and at the same time defining a clear viewpoint on re-employment and re-employment outcomes of unemployed people to use in the thesis.
(ii) Building and testing a new model on factors (human capital, job-search motivation and unemployment insurance policy) affecting the re-employment of formal unemployed youth in Hanoi city through the mediating factor is job seeking behavior
(iii) Supplementing the variable of income satisfaction to reflect the re-employment outcomes of unemployed youth.
(iv) Supplementing factors related to the Vietnamese context that affect the re-employment of unemployed youth such as foreign language proficiency, job search skills, family pressure and social pressure into the research model; The factor of unemployment insurance policy to support unemployed people as regulated by the law is also included in the research model. 

New findings and proposal drawn from the research and survey results

(i) Human capital (including factors: work experience, qualification level, working skills, foreign language proficiency and job search skills) has both direct and indirect positive effects (through job search behaviour) on the re-employment outcomes of unemployed youth. In which, the impact of working skills is the most significant, and foreign language proficiency plays an increasingly important role in the job search process due to the increasing demand for skilled workers to meet the requirements on both technical qualification and communication at the enterprises.
(ii) The job search motivation factors have an impact on re-employment outcomes through job search behavior. Two factors that have been newly added in the study which are family pressure and social pressure, play a dominant and equal role in the positive impact on re-employment results.
(iii) All three unemployment support regimes under the current unemployment insurance policy in Vietnam have a positive relation with re-employment outcomes through job search behavior. The job counseling and recommendation regime has the most significant impact on re-employment results, and unemployment benefits not only compensate people after being unemployment, but also motivate them to continue participating in the job search process.