Nghiên cứu sinh Hoàng Mạnh Hùng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 14/10/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Mạnh Hùng, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận".
Thứ bảy, ngày 13/09/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

 
Đề tài luận án: Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp                                  
Mã số: 62620115
Nghiên cứu sinh: Hoàng Mạnh Hùng   
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phạm Văn Khôi       2. PGS.TS Nguyễn Văn Áng.
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Từ các lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho liên kết nông nghiệp theo vùng, các vấn đề về liên kết kinh tế nông nghiệp theo vùng, luận án đã đi sâu nghiên cứu liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận khi đưa ra các kết luận sau:
 
(1) liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô và nông nghiệp các tỉnh phụ cận là một dạng đặc thù của liên kết kinh tế nông nghiệp theo vùng. 
 
(2) Cơ sở của liên kết không chỉ từ phân công lao động, sự hình thành chuỗi giá trị ngành nông sản mà còn từ lý thuyết cực phát triển, từ sức hút của thị trường Thủ đô, của nguồn cung cấp nông sản lớn từ các tỉnh phụ cận. Tính “Thủ đô” của liên kết được hình thành từ cơ sở của lý thuyết này.
 
(3) Đặc điểm của liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô và nông nghiệp các tỉnh phụ cận biểu hiện ở tính cấp thiết liên kết cao, vai trò chủ động của Thủ đô trong tổ chức hoạt động liên kết và sự phối hợp của nông nghiệp các tỉnh phụ cận.
 
(4) Sự khác biệt của liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận so với liên kết kinh tế nông nghiệp theo vùng cần được chú ý, xác định rõ vai trò của Thủ đô và các tỉnh phụ cận để phối hợp phù hợp và có hiệu quả.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu: 
 
Nghiên cứu thực trạng liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội và nông nghiệp các tỉnh phụ cận, luận án đưa ra các nhận xét:
 
(1) Các mối quan hệ liên kết diễn ra trong tất cả các giai đoạn phát triển của nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Mức độ liên kết ngày càng được mở rộng.
 
(2) Có sự biến đổi trong các quan hệ liên kết và phương thức thực hiện các mối quan hệ liên kết.
 
(3) Đã có sự chuyển biến bước đầu trong tổ chức các quan hệ liên kết và
 
(4) Đã có sự chủ động liên kết của những người sản xuất nông sản ở các tỉnh phụ cận. 
 
Tuy nhiên, luận án cho rằng, nhận thức về liên kết kinh tế vẫn dừng ở các văn bản, việc triển khai mới ở bước đầu; các hình thức liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận còn hết sức sơ khai; tính tự phát trong liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản cao; chưa chú ý đầy đủ vấn đề lợi ích trong liên kết và quản lý vĩ mô chưa tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý cho liên kết kinh tế phát triển. 
 
Từ đánh giá thực tiễn, luận án cho rằng:
 
(1) Cần nâng cao nhận thức, hiểu biết về liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ;
(2) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đánh giá tiềm năng và các cơ hội phát triển mối liên kết kinh tế;
(3) Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong phát triển các mối quan hệ liên kết;
(4) Đẩy mạnh gắn kết giữa các chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản;
(5) Đổi mới, hoàn thiện các chính sách tạo các môi trường pháp lý và kinh tế cho phát triển các mối liên kết;
(6) Thiết lập lại trật tự hoạt động liên kết;
(7) Phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong liên kết kinh tế;
(8) Nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đáp ứng yêu cầu liên kết kinh tế nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL DISSERTATION 
 
Dissertation Title: Development of Agro-economic Links between Hanoi and its neighbouring provinces 
Speciality: Agricultural Economics                                  
Code: 62620115
PhD. Student’s Full Name: Hoàng Mạnh Hùng 
Supervisors: 1. Assoc.Prof.Dr. Phạm Văn Khôi               2. Assoc.Prof.Dr. Nguyễn Văn Áng.
 
New theoretical contributions 
 
Based on the basic theories of regional agricultural links and regional economic links, the dissertation has conducted in-depth study of agro-economic links between Hanoi and its neighbouring provinces. Its new theoretical contributions come from the following conclusions:
 
(1) Agro-economic links between a country’s capital and its neighbouring provinces are a specific form of regional agro-economic links. 
 
(2) The basis for such link come not only from labour distribution and formation of the value chain of farm produce but also from the development pole theory, and the attractiveness of both the capital’s market and its neighbouring provinces’ big farm produce supplies. The characteristic of “being a capital” originates from this theory.
 
(3) Agro-economic links between the capital and its adjacent provinces are characterized by a big need of such links, the capital’s proactive role in organization of those links, and the adjacent provinces’ coordination.
 
(4) The differences between agro-economic links of a capital and its neighbouring provinces and regional ones must be paid attention to; the respective role of the capital and its neighbouring provinces must be clearly identified for appropriate and effective coordination.
 
New proposals based on the study’s results: 
 
After looking at the agro-economic links between Hanoi and its neighbouring provinces, the dissertation has come at the following remarks:
 
(1) Agro-economic links have been present in every development stage of Hanoi and its neighbouring provinces and increasingly expanded in degree;
 
(2) Those agro-economic links and their methods of implementation have experienced changes;
 
(3) There have been initial changes in organization of those links; and
 
(4) There have been proactive links among farm producers of the neighbouring provinces. 
 
However, the dissertation has concluded that the awareness of economic links were mainly seen in form of documents and initial deployment while the forms of agro-economic links between Hanoi and its neighbouring provinces remained in an extremely preliminary stage; the links between farm producers and businesses were highly spontaneous; and, benefits in those links have not been fully considered, and micromanagement has not established a proper economic and legal environment for development of those agro-economic links. 
 
Based on its assessment of the reality, the dissertation has concluded that
 
(1) Awareness of agro-economic links between Hanoi and its neighbouring provinces must be improved;
(2) Plannings must be revised and modified; potentials and opportunities to development agro-economic links assessed;
(3) The role of state management in development of such links must be promoted;
(4) Links between farm producers, processors, and consumers must be strengthened;
(5) Policies for the legal and economic environments for development of such links must be revised and perfected;
(6) Reestablishing the order of the links;
(7) The role of sector associations in economic links must be developed and promoted;
(8) The capacity of farm producers and businesses must be improved to meet requirements of agro-economic links between Hanoi and its neighbouring provinces.