Nghiên cứu sinh Hoàng Mạnh Hùng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 29/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Mạnh Hùng, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Các mô hình phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 24/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các mô hình phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học (Toán kinh tế)                   Mã số: 9310101_TKT
Nghiên cứu sinh: Hoàng Mạnh Hùng
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Khắc Minh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1) Vấn đề cơ sở lý luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chuyển dịch cơ cấu (CDCC) nói chung đã được luận án làm rõ qua một số lý thuyết như lý thuyết các giai đoạn phát triển đầu tư, mô hình đàn ngỗng bay, và mô hình nâng cấp ngành. Thông qua các lý thuyết này đã làm sáng tỏ các kênh mà FDI có thể trực tiếp hay gián tiếp tác động đến quá trình CDCC nền kinh tế của nước nhận đầu tư.  
2) Luận án đã tổng hợp một cách khá đầy đủ các chỉ số đo lường CDCC khác nhau được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu đã có. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích chỉ rõ đặc trưng của mỗi chỉ số để thấy được các chỉ số này chỉ đơn thuần là đo lường mức độ chuyển dịch hay nó thể hiện cả kết quả của quá trình chuyển dịch.
3) Luận án đã trình bày một cách logic các phương pháp ước lượng, lựa chọn cho mô hình dữ liệu mảng động để thấy rõ được đặc thù và lợi thế của mỗi phương pháp nhằm hỗ trợ cho việc lựa chọn mô hình phù hợp cho thực nghiệm.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1) Thông qua các mô hình cũng như các phương pháp ước lượng phù hợp và được đánh giá một cách chặt chẽ, luận án đã cung cấp những bằng chứng về tác động của FDI đối với mức độ CDCC và sự mất cân đối cơ cấu của nền kinh tế. Cụ thể:
- FDI có tác động tích cực đối với mức độ CDCC ngành kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn ở cùng thời điểm, ở độ trễ 1 năm thì FDI lại kìm hãm mức độ CDCC và ảnh hưởng tiêu cực này chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Tác động tích cực thể hiện mạnh mẽ hơn khi các địa phương đáp ứng tốt năng lực hấp thụ thông qua nguồn vốn con người. Tác động lan tỏa không gian của FDI trong ngắn hạn cũng được tìm thấy đó là FDI làm chậm quá trình CDCC ở các địa phương lân cận. 
- Sự mất cân đối cơ cấu chung của nền kinh tế cũng như của riêng khu vực nông nghiệp diễn ra mạnh hơn dưới tác động của FDI. Đối với khu vực công nghiệp thì FDI góp phần làm giảm sự mất cân đối trong cơ cấu, còn khu vực dịch vụ thì ảnh hưởng của FDI là không rõ ràng.
2) Tính động và lan tỏa không gian của CDCC cũng được thể hiện rõ nét khi mà CDCC ở thời điểm trước có ảnh hưởng tích cực và dài hạn đến CDCC ở thời điểm hiện tại; CDCC ở địa một địa phương tác động tích cực đến địa phương lân cận ở cùng thời điểm nhưng sau đó một thời kỳ thì lại chuyển sang tác động tiêu cực.
3) Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị về chính sách nhằm tăng cường tác động của FDI cũng như một số yếu tố khác đến mức độ CDCC và làm giảm sự mất cân đối trong cơ cấu.

 

-------------------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic of the thesis: Models to analyze the impact of foreign direct investment on economic restructuring in Vietnam 
Major: Economics (Mathematical Economics)            Code:  9310101_TKT
Graduate student:  Hoang Manh Hung
Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Khac Minh
Training institution: National Economics University

New contributions in academics and theories

1) The theoretical basis of the impact of foreign direct investment (FDI) on restructuring in general has been clarified by the thesis through a number of theories such as the theory of Investment Development Path, model of “flying geese”, and the model of upgrading the sector. Through these theories, it show clearly the channels that FDI can directly or indirectly affect the economic restructuring of the host country.
2) The thesis has synthesized relatively fully of different indices to measure restructuring which are commonly used in existing studies. Besides, the thesis also clearly analyzes the characteristics of each indicator to see whether these indicators are merely measuring the level of restructuring or it shows the results of the whole restructuring process.
3) The thesis has presented in a logical way the estimation and selection methods for the dynamic panel data model to see the characteristics and advantages of each method to support the selection of the appropriate model for practice.

New findings and proposals drawn from research results

1) Through the models as well as suitable estimation methods and careful evaluation, the thesis has provided evidence of the impact of FDI on the level of economic restructuring and structural imbalance of the economy. Specifically:
- FDI has a positive impact on the level of economic restructuring in both the short term and the long term at the same time, at one-year lagged level, FDI constrains the level economic restructuring and this negative effect only exists in the short term. The positive effects are stronger when localities respond well to the absorption capacity through human capital. The spatial spillover effect of FDI in the short term is also found that FDI slows down the economic restructuring process in neighboring localities.
- The imbalance of the general structure of the economy as well as the agricultural sector is stronger under the influence of FDI. In the industrial sector, FDI contributes to reducing the imbalance in structure, while in the service sector, the effect of FDI is not clear.
2) The dynamic and spatial spillover of the economic restructuring is clearly shown when the restructuring of the previous period has a positive and long-term influence on the restructuring at the present; economic restructuring in a locality positively affects neighboring localities at the same time, but after a period it turns to negative effects.
3) Based on the research results obtained, the thesis proposes some recommendations about policy to increase the impact of FDI as well as some other factors on the level of restructuring and reducing the imbalance in structure.