Nghiên cứu sinh Hoàng Thanh Nghị bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 06/10/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Thanh Nghị, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Các mô hình phân tích một số chỉ tiêu giáo dục Việt Nam".
Thứ hai, ngày 13/07/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các mô hình phân tích một số chỉ tiêu giáo dục Việt Nam
Chuyên ngành: Toán kinh tế                       Mã số: 9310101_TKT
Nghiên cứu sinh: Hoàng Thanh Nghị        Mã NCS: NCS33.005TKT
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Thế, TS. Nguyễn Thị Hải Vân
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

Luận án nghiên cứu chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình và ảnh hưởng của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học theo từng bậc học. Đây là điểm khác của luận án so với các nghiên cứu trước đây.
Luận án vận dụng các mô hình nghiên cứu định lượng ít được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây như: mô hình số liệu mảng; mô hình số liệu mảng đa bậc, mô hình tobit và mô hình tobit với số liệu mảng. Các phương pháp này thích hợp giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu. 

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, số thành viên  đang học trong hộ ảnh hưởng lớn đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, và mức chi thêm cho một thành viên đi học ở trường dân lập, tư thục cao hơn nhiều so với mức chi thêm cho một thành viên đang đi học tại trường công lập ở tất cả các bậc học. 
Thứ hai, có sự khác biệt trong chi tiêu giáo dục giữa nông thôn với thành thị. Các hộ gia đình ở thành thị dành tỉ lệ chi giáo dục cao hơn so với các hộ gia đình sinh sống ở nông thôn ở tất cả các cấp học.
Thứ ba, hộ gia đình có thành viên đang đi học nhận được trợ cấp cho giáo dục có xu hướng chi tiêu cho giáo dục ít hơn so với các hộ gia đình không nhận được trợ cấp giáo dục. 
Thứ tư, học vấn chủ hộ có tác động lớn đến chi tiêu cho giáo dục của hộ. Chủ hộ có bằng cấp càng cao càng quan tâm đầu tư hơn cho giáo dục.
Thứ năm, chi tiêu cho giáo dục tác động tích cực đến tỉ lệ học sinh đi học các cấp.
Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất: (i) nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đối với người dân; (ii) xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho địa phương phát triển giáo dục giúp tăng tiếp cận dịch vụ giáo dục; (iii) tăng cường nâng cao trình độ giáo dục cho người dân, thông qua: thúc đẩy các chính sách hỗ trợ học tập, học bổng khuyến khích học tập; (iv) tăng cường đầu tư, xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, điều kiện học tập để tăng tỉ lệ học sinh đi học các cấp.

---------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS

Research topic: Analytical models for educational indicators in Vietnam
Major: Mathematical Economics                                  Code: 9310101_TKT
PhD. Candidate: Hoang Thanh Nghi                          PhD. Candidate Code: NCS33.005TKT
Scientific supervisor: Dr. Nguyen Manh The and Dr. Nguyen Thi Hai Van
Place of Training: National Economics University 

New contributions on academical and theoretical aspects:

The thesis considered the Vietnamese household expenditure for education and its impacts on enrollment rates at different levels of training. This is the main difference of the thesis compared to previous works.
The thesis used quantitative models which are rarely seen in previous studies. They are models for panel data, hierarchical model model for panel data, Tobit model for panel data. These methods are appropriate to solve endogenous issues in the research.  

New conclusions and suggestions from the thesis’s findings

Firstly, the number of household members attending school strongly affects household expenditure for education, and the expenditure for an additional member to attend private  schools is much higher than that of public schools at all levels of training. 
Secondly, there is a difference in expenditure for education between rural and urban areas.  Urban households have higher level of expenditure on education than that of rural households at all levels of education.
Thirdly, households which have members receiving education grants tend to spend for education less than the households which do not. 
Fourthly, educational level of household’s head has the great impact on household expenditure for education.  The higher level of education of household’head, the more money they  invest in education.
Fifthly, expenditure for education has the positive impact on enrollment rates at all levels of training. 
From the research findings, the thesis proposes the followings: (i) strenghen the propaganda to higher the awareness of people on  the importance of education; (ii) invest in infrastructure and provide financial support for localities in developing education. Houldhouse at all levels will be easier to access educational services; (iii) educational levels of people should be enhanced. The Government should foster learning support policies and scholarships to attract learners and improve the quality of education; (iv) Government should increase investment for education, build new schools, buy new teaching and learning facilities, improve learning environments to increases the enrollment rates at all levels.