Nghiên cứu sinh Hoàng Thanh Tuyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 19/04/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Thanh Tuyền, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 25/02/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học    Mã số: 9310101_KTH
Nghiên cứu sinh: Hoàng Thanh Tuyền        Mã NCS: 911.35.02KTH
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Việt Cường, TS. Trần Quang Tuyến
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá về ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá về ảnh hưởng của sự đa dạng giới tính trong HĐQT tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, Luận án sử dụng dữ liệu đầy đủ từ cuộc Tổng điều tra toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục thống kê thực hiện. Số liệu của những nghiên cứu trước đây chỉ giới hạn ở những công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên không đảm bảo được tính toàn diện và khái quát. Với Bộ dữ liệu này, đề tài được nghiên cứu sâu và toàn diện hơn, kết quả mang tính khái quát hơn. Thứ ba, để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Luận án không những chỉ sử dụng những chỉ tiêu phản ánh kết quả về mặt tài chính (Lợi nhuận, doanh thu, ROA, ROE) mà còn sử dụng thêm 1 hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả về mặt kinh tế - xã hội như: số lao động, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động, tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp có nộp thuế, số tiền thuế mà các doanh nghiệp đóng và tỷ lệ thuế trên doanh thu. Thứ tư, Luận án đã sử dụng kỹ thuật phân rã Oaxaca-Blinder để phân tích các yếu tố tạo ra sự khác biệt trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ năm, là nghiên cứu đầu tiên có tính đến thái độ của giám đốc đối với rủi ro khi đánh giá ảnh hưởng giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Luận án đã chỉ ra được thái độ với rủi ro của giám đốc là môt kênh truyền dẫn tới sự khác biệt về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: giới tính nữ  ít rủi ro hơn  kết quả kinh doanh tốt hơn)  

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất: Ở Việt Nam có khoảng 25% doanh nghiệp do nữ giám đốc điều hành. Các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý thường là có quy mô nhỏ hơn, tập trung chủ yếu ở những ngành vốn thấp hoặc sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may và thương mại, loại hình chủ yếu là công ty tư nhân, và đặc biệt có mối tương quan nghịch với độ tuổi. Thứ hai: Các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý có doanh thu cao hơn và có chỉ số ROA, ROE cao hơn, và đặc biệt sử dụng nhiều lao động nữ hơn, nhiều lao động được đóng BHXH hơn và tuân thủ việc thanh toán thuế hơn. Thứ ba: Sự khác biệt này có thể là do 3 nguyên nhân chính: (i) Do các đặc điểm về nhân khẩu học, loại hình sở hữu, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề,…Đặc biệt, sự khác biệt về tuổi, loại hình sở hữu và ngành nghề kinh doanh chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sự chênh lệch; (ii) Do sự khác biệt trong hành vi chấp nhận rủi ro. Giám đốc nữ sẽ lựa chọn kinh doanh ở những ngành ít rủi ro hơn.Từ việc chọn ngành nghề kinh doanh khác nhau này, theo như kết luận (i), sẽ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự khác biệt về kết quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp; (iii) Do các yếu tố truyền thống gây nên sự bất bình đẳng, định kiến xã hội, gánh nặng kép, sự thiếu hiểu biết về pháp luật của lao động nữ, ….

-----------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The influence of director gender on business results of Vietnamese enterprises
Major: Economics         Code: 9310101_KTH
PhD student: Hoang Thanh Tuyen         Master's code: 911.35.02KTH
Instructor: Dr. Nguyen Viet Cuong, Dr. Tran Quang Tuyen
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

Firstly, as the first study in Vietnam to evaluate the influence of director gender on business results of enterprises, previous studies only evaluated the influence of gender diversity in the Board of Directors. management to business results of the enterprise. Secondly, the thesis uses full data from the Census of all Vietnamese enterprises conducted by the General Statistics Office. The data of the previous studies were limited to companies listed on the stock market, so the comprehensiveness and generalizability cannot be guaranteed. With this dataset, the topic is studied more deeply and comprehensively, the results are more general. Third, to reflect the business performance of the enterprise, the thesis not only uses the indicators reflecting the financial results (profit, revenue, ROA, ROE) but also uses more 1 system of indicators reflecting socio-economic results such as number of employees, proportion of female employees in total number of employees, percentage of employees with social insurance, taxable enterprises, the amount of tax that businesses pay and the tax-to-sales ratio. Fourth, the thesis has used the Oaxaca-Blinder decomposition technique to analyze the factors that make the difference in the operating results of enterprises. Fifth, is the first study that takes into account the director's attitude towards risk when assessing the influence of director gender on business results of the enterprise. The thesis has shown that the attitude of directors to risk is a channel leading to the difference in business results of enterprises, specifically: female gender  less risk  better business results )

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

First: In Vietnam, about 25% of businesses are run by female directors. Women-managed enterprises are often smaller in size, concentrated mainly in low-capital or labor-intensive industries such as the textile and garment industry and commerce, which are predominantly privately owned, and especially inversely related to age. Second: Women-managed enterprises have higher revenue and higher ROA and ROE ratios, and especially employ more female employees, more employees with social insurance contributions and compliance. more tax payments. Thirdly: This difference can be due to 3 main reasons: (i) Due to demographic characteristics, type of ownership, business size, industry, etc. In particular, the age difference , ownership type and line of business account for a large proportion of the total disparity; (ii) Due to differences in risk-taking behaviour. Female directors will choose to do business in less risky industries. From choosing this different business line, according to conclusion (i), will be an important cause leading to the difference in business results. business between enterprises; (iii) Due to traditional factors causing inequality, social prejudice, double burden, ignorance of the law of female workers,…..