Nghiên cứu sinh Kiều Nguyệt Kim bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 14/04/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Kiều Nguyệt Kim chuyên ngành Toán kinh tế, với đề tài: Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế.
Thứ sáu, ngày 11/03/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam - Tiếp cận bằng các mô hình toán kinh tế
Chuyên ngành: Toán kinh tế    Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh: Kiều Nguyệt Kim        Mã NCS: NCS38.005TKT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh, 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1) Luận án đã ước lượng hiệu quả sản xuất của các nông hộ từ các thước đó khác nhau, bao gồm: (i) hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế; (ii) sản lượng và năng suất nhân tố tổng hợp với số liệu mảng và trên phạm vi cả nước. Do đó cung cấp các thông tin toàn diện hơn về hiệu quả sản xuất nông nghiệp so với các nghiên cứu trước. 
(2) Luận án đã nghiên cứu vai trò của QSDĐ và các yếu tố khác đến tất cả các thước đo trên. Kết quả cho thấy, QSDĐ có tác động quan trọng lên tất cả các thước đo; Tác động của QSDĐ đến các thước đo khác nhau là khác nhau và đến các mức năng suất khác nhau là khác nhau. Đây là bằng chứng khoa học góp phần cho việc thiết kế chính sách về QSDĐ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn. 
(3) Luận án sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu định lượng trong đo lường và đánh giá tác động. Luận án cũng sử dụng đồng thời các phương pháp ước lượng tham số và phi tham số nhằm khắc phục các vấn đề nội sinh và đưa ra các kết quả với sự kiểm định chặt chẽ, đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

 (1) Kết quả ước tính hiệu quả kĩ thuật cho thấy có sự khác biệt lớn về hiệu quả giữa các hộ sản xuất kém hiệu quả nhất với các hộ có hiệu quả cao. Hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế đang ở mức khá thấp. Điều này còn cho khả năng phân bổ nguồn lực và chi phí đầu vào của các nông hộ còn nhiều lãng phí; kĩ năng kết hợp nguồn lực trong sản xuất chưa phù hợp đã khiến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả. 
(2) QSDĐ tác động đến hiệu quả kĩ thuật lớn hơn đáng kể so với tác động đến hiệu quả phân bổ ở các hộ có quyền sử dụng đất, cho thấy tác động của quyền sử dụng đất là rõ rệt đến đầu tư và công nghệ sản xuất của các hộ nông dân. 
(3) Kết quả hồi quy phân vị cho thấy, mức độ tác động của QSDĐ đến các mức năng suất khác nhau là khác nhau. Điều này cho thấy tâm lý đầu tư và kết hợp đầu vào trong sản xuất nông nghiệp của các hộ bị tác động lớn từ mức độ an toàn về quyền sử dụng đất. 
(4) Sử dụng nhiều phương pháp ước lượng để xem xét đến nhiều tiêu chí khác nhau của hiệu quả có tác dụng đáng kể trong đánh giá tác động của QSDĐ đến hiệu quả, từ đó cho thấy rõ hơn mức độ tác động của quyền sử dụng đất lên các chỉ tiêu khác nhau.

------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Impact of agricultural land use rights on agricultural production efficiency in Vietnam - Approach with econometric models
Major: Mathematical Economics                   Code of major: 9310101
PhD candidate: Kieu Nguyet Kim                Code of PhD candidate: NCS38.005TKT
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Minh,
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

(1) The thesis has estimated the production efficiency of farmer households from different metrics, including: (i) technical efficiency, allocative efficiency, economic efficiency; (ii) composite output and factor productivity with array and country-wide data. Thus providing more comprehensive information on agricultural production efficiency than previous studies.
(2) The thesis has studied the role of land use rights and other factors to all of the above measures. The results show that, land use rights have an important impact on all measures; The impact of LURCs on different measures is different and on different levels of productivity. This is the scientific evidence that contributes to the design of LURC policies to improve production efficiency not only in the short term but also in the medium and long term.
(3) The thesis uses a variety of quantitative research methods in impact measurement and assessment. The thesis also uses both parametric and non-parametric estimation methods to overcome endogenous problems and give results with strict testing, ensuring the reliability of research results.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

 (1) Technical efficiency estimates show that there is a large difference in efficiency between the least productive and the most productive farmer households. Allocative efficiency and economic efficiency are quite low. This also shows that the ability to allocate resources and input costs of farmers is still wasteful; The skill of combining resources in production is not suitable, which has made the economic efficiency in agricultural production inefficient.
(2) Land use rights have a significantly larger impact on technical efficiency than on allocative efficiency in households with land use rights shows the strong impact of land use rights on investment and production technology of farming households.
 (3) The percentile regression results show that the level of impact of land use rights on different levels of productivity is different. This shows that the psychology of households to invest and combine inputs in agricultural production is greatly affected by the safety level of land use rights.
(4) Using multiple estimation methods to consider various criteria of efficiency having a significant effect in assessing the impact of land use rights on efficiency, thereby showing more clearly the impact of land use rights on different indicators.