Nghiên cứu sinh Lê Chí Công bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 08/12/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Chí Công, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Kinh tế du lịch), với đề tài "Xây dựng lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam".
Thứ hai, ngày 08/12/2014
 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 
Đề tài luận án: Xây dựng lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Kinh tế du lịch)
Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Lê Chí Công
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phạm Hồng Chương   2. PGS.TS Lại Phi Hùng
 
Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp nghiên cứu 
 
Về lý luận: trên cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng, lòng trung thành của du khách trong lĩnh vực du lịch, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về lòng trung thành của du khách, các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra 03 mô hình nghiên cứu mới và kiểm định, cụ thể là:  
 
(1) Xác lập sự cần thiết phải tiếp cận chất lượng điểm đến du lịch biển dưới góc độ các thành phần (yếu tố cấu thành) cũng như mức độ ảnh hưởng khác nhau của chúng lên sự thỏa mãn, lòng trung thành của du khách tại các điểm đến du lịch biển.
 
(2) Các yếu tố thuộc về điểm mạnh thái độ (kiến thức về điểm đến, sự quan tâm đến du lịch biển, tâm lý thích khám phá điểm du lịch mới) có ảnh hưởng tiết chế (tức là làm cho mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với các điểm đến du lịch biển tăng hoặc giảm khác nhau).
 
(3) Các yếu tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu học (tuổi và thu nhập) có ảnh hưởng tiết chế (tức là làm cho mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với các điểm đến du lịch biển tăng hoặc giảm khác nhau).
 
Về phương pháp nghiên cứu: luận án đã áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng (mô hình nghiên cứu đa biến có tính tới các biến trung gian, tiết chế), với kỹ thuật xử lý số liệu theo phần mềm AMOS trong nghiên cứu về du lịch biển ở Việt Nam. 
 
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Đối với doanh nghiệp du lịch: Chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ Tour có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam; Trong khi đó tài nguyên du lịch vốn giữ vai trò quan trọng làm tăng sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển lại đóng vị trí thứ hai. Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần: (1) Chú trọng công tác nghiên cứu, phân loại du khách làm tiền đề xây dựng dữ liệu khách du lịch biển; (2) Cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu từng nhóm đối tượng du khách; (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
 
Đối với cơ quan quản lý du lịch biển tại địa phương: Một là, cần có chính sách phát triển các dịch vụ du lịch, chính sách chăm sóc như “khách hàng thân thiết” để tăng lòng trung thành của nhóm du khách: đã lập gia đình; thu nhập cao; trình độ học vấn cao; trên 50 tuổi. Hai là, có chính sách phát triển thêm các dịch vụ du lịch mới, cải tiến liên tục dịch vụ để “lôi kéo” du khách trẻ tuổi, người chưa lập gia đình trung thành với điểm đến. Ba là, khuyến khích tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, ăn uống, Tour, giải trí và mua sắm đặc trưng để từ đó xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu du lịch biển. Điều này sẽ góp phần làm tăng kiến thức, sự quan tâm của du khách với dịch vụ du lịch biển như là điểm đến “Độc đáo - An toàn - Văn Minh - Thân thiện”.
 
Đối với cơ quan quản lý ngành du lịch cấp Trung ương: (1) Cần có chính sách gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ngư dân ven biển, phát triển khu bảo tồn vịnh biển, khu bảo tồn biển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển; (2) Có chính sách phát triển hệ thống giao thông và an toàn điểm đến gắn với tính liên vùng, liên ngành; (3) Có chính sách giáo dục, tuyên truyền về vai trò, vị trí của kinh tế biển và du lịch biển đối với cộng đồng địa phương. 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS
 
Thesis title: Building the loyalty of tourists to Vietnam beach tourism
Major: Economic Management (Tourism Economics)
Code: 62340410
PhD Candidate: Le Chi Cong
Supervisor: 1. Associate Prof. Dr. Pham Hong Chuong; 1. Associate Prof. Dr. Lai Phi Hung
 
New contributions to theoretical and methodological aspects
 
New contributions to the theoretical aspect: Based on the theory of consumer behavior, tourists’ loyalty in the tourism sector, this doctoral thesis has focused on the clarifying the theoretical basis of visitors’ loyalty, and the factors that influence loyalty as a basis for offering three new researches, namely:
 
(1) Establishing the need to access quality beach tourism destination in view of the components (elements) as well as the degree of their influence on different satisfaction, and loyalty of visitors at the beach tourism destination.
 
(2) The components of the attitude strength (destination knowledge, involvement in beach tourism, variety seeking of tourists) moderate affect (example, the relationship between satisfaction and tourists’ loyalty to beach destinations to increase or decrease various).
 
(3) The components of the demographic characteristics (age and income) moderate affect (example, the relationship between satisfaction and tourists’ loyalty to beach destinations to increase or decrease various).
 
New contributions to the methodological aspect: this doctoral thesis has applied research methodology by combining the qualitative and quantitative method (multivariate research model that takes into account mediator and moderator variables), with techniques to handle data at the AMOS software for research into beach tourism in Vietnam.
 
New conclusions, and recommendations from the research findings
 
For the tourism enterprise: The quality of accommodation, restaurant, and tour sevices has the greatest influence on the satisfaction and loyalty of tourists to Vietnam beaches tourism. meanwhile tourism resources which play an important role to increase the attractiveness of beach tourism destination play second place. Therefore, tourism enterprises need to: (1) Focuse on the study and classification of visitors premise customer data to build the cruise; (2) Improve the quality of business services to meet the needs of each target group visitors; (3) Improve the quality of human resources in the tourism enterprises themselves.
 
For tourism management agencies at the local beach tourism: First, policies should be developed for tourism services specially, care policy for “loyalty of visitors” in order to increase the loyalty of groups of tourists such as: married; high income; higher levels of education; over 50 years old. Second, there is further development of new tourism services, continuous improvement of services to “entice” young unmarried to become loalty visitors to destination. Third, increase investment in improving the quality of accommodation facilities, restaurant, tour, shopping, and entertainment facilities from which to tourists’ build and promote brand image beach tourism. This will contribute to increasing knowledge, and the involvement with services such as beach tourism destination “Unique - Safe - Civilized - Friendly".
 
For tourism management agencies at the national level: (1) First, the policies should preserve and conserve the cultural value of coastal fishermen, conservation development of beaches bays, beach protected areas associated with the maintenance of the beach ecological environment; (2) policy development and transportation system safe destination associated with inter-regional, inter-disciplinary; (3) policies should be educates, propaganda about the role and position of beach, marine economics, marine tourism to local communities.