Nghiên cứu sinh Lê Chí Phương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 25/07/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Chí Phương, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ".
Chủ nhật, ngày 24/06/2018
 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)
Nghiên cứu sinh: Lê Chí Phương
Người hướng dẫn: 1. PGS, TS Hoàng Văn Hoan; 2. PGS, TS Mai Ngọc Anh
 
1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
- Luận án xác định năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã được xác định bới 3 yếu tố cấu thành là: kiến thức quản lý, kỹ năng quản lý và thái độ/phẩm chất cá nhân; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của chính quyền địa phương cấp tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; xác định chương trình đào tạo, bồi dưỡng; lựa chọn hình thức và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã được đi đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá cán bộ, công chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã được xác định thông qua 4 mức (hoàn thành xuất sắc/hoàn thành tốt/hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực/không hoàn thành nhiệm vụ) thang đo mức độ hài lòng (quá chán nản/không hài lòng/bình thường/hài lòng/rất hài lòng) của người dân trong việc giải quyết công việc.
 
- Đánh giá tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của chính quyền địa phương tác động tới năng lực quản lý, tác giả đã tiến hành tổ chức điều tra khảo sát thông qua phiếu hỏi được phát đến cán bộ, công chức các xã/phường, quận/huyện, sở, ngành tại Thành phố Cần Thơ và người dân; cán bộ, công chức và người dân tự điền phiếu, kết quả thu về là 705 phiếu. Qua số liệu khảo sát, làm rõ tác động của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tới năng lực quản lý của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã Thành phố Cần Thơ được phản ánh qua sự phản hồi của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã và người dân về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã và mức độ hài lòng của người dân trong việc giải quyết công việc của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn.
 
2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
- Kết quả khảo sát được lượng hóa cho thấy, khi chính quyền địa phương xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là nhóm có tác động nhất tới năng lực quản lý cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; nhóm tiếp theo là công tác đánh giá cán bộ, công chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng và cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cũng như lựa chọn hình thức và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được xếp sau cùng. 
 
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố cấu thành năng lực quản lý ảnh hưởng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã Thành phố Cần Thơ được sắp xếp là: yếu tố kiến thức của cán bộ ảnh hưởng cao nhất tới kết quả làm việc, tiếp theo là yếu tố kỹ năng làm việc; thái độ làm việc ảnh hưởng lớn thứ ba. 
 
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý ch đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
 
- Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những cơ sở để xây dựng hoặc bổ sung thêm các tiêu chí mới trong đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
---------------
 
 
THE CONTRIBUTION OF THE THESIS
 
Thesis topic: Impact of training & fostering activities on the management capacity of communal officials and civil servants: Study in Can Tho city
Major: Economics Management (Management Science)
PhD. Student: Le Chi Phuong
Instructor: Assoc. Prof. Hoang Van Hoan, Assoc. Prof. Mai Ngoc Anh
 
1. New contributions in academics and reasoning
 
- The thesis identifies that the management capacity of communal officials and civil servants is determined by three components: management knowledge, management skills and attitude/personal qualities; the training and fostering activities of local administrations at the provincial level on the training and fostering including: identifying the needs for training and fostering for communal officials and civil servants; determining the objectives of training and fostering; selecting target officials for training and fostering; identifying training and fostering programs; choosing the form and training institutions; poilicies for trained and fostered communal officials and civil servants; evaluation of commune officials and civil servants after training and fostering; the level of accomplishment of the tasks of communal officals and civil servants is determined through four levels (excellent completion/good completion/completion of tasks but with limited capacity/failure to complete tasks) of the satisfaction level (too depressed/dissatisfied / normal/satisfied/very satisfied) of people in solving work.
 
- Assessing the impact of the local governments training and fostering activities on the capacity of management, the author conducted the survey through the questionnaire distributed to officials and civil servants of communes/wards, districts, departments in Can Tho City and residents; officials, civil servants and residents fill in the form, the result is 705 votes. Based on survey data, the impact of training and fostering activities for commune officials and civil servants to the management capacity of communal officials and civil servants in Can Tho city is reflected through the feedback of communal officials, civil servants and people on the level of accomplishment of the tasks of commune officials and civil servants and the level of satisfaction of the people in the handling the work of officials, civil servants at commune level in the locality.
 
2. New findings and proposals drawn from research results and surveys of the thesis
 
- The results of the survey show that, when the local authorities have correctly identified the needs, objectives and training programs for officials and civil servants at communal level as the group which has the most impact on management capacity of communal officials and civil servants; the next group is the evaluation of officials and civil servants at commune level after training and fostering activities and the mechanism and treatment policies for commune officials and civil servants. the selection of target people for training and fostering activities as well as the selection of forms and training establishments is ranked in the final order. 
 
- The results also show that the composition of the management capacity affecting the level of task completion of officials and civil servants at the commune level in Can Tho City are organized as follows: knowledge has the most inpact on the result of work, followed by the factor of working skills; the third is working attitude.
 
- The research results are the basis for the development of training and fostering programs to improve the management capacity for officials and civil servants at communal level.
 
- The research results of the thesis are one of the bases for developing or adding new criteria in assessing the capacity of communal officials and civil servants as well as the implementation results of the local socio-economic development task.