Nghiên cứu sinh Lê Công Hội bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 15/11/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Công Hội, chuyên ngành Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại), với đề tài "Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ".
Chủ nhật, ngày 15/10/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại)  Mã số: 62340121
Nghiên cứu sinh: Lê Công Hội
Người hướng dẫn: GS.TS Đặng Đình Đào

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, luận án góp phần phát triển lý luận về hiệu quả kinh doanh (HQKD) logistics, đưa ra khái niệm, phạm vi HQKD logistics, làm cơ sở quan trọng cho việc hình thành khung lý thuyết khi tiến hành phân tích, đánh giá HQKD của doanh nghiệp (DN) logistics ở Việt Nam.
 
Thứ hai, kế thừa các công trình nghiên cứu nước ngoài, luận án làm rõ tính đặc thù HQKD của DN logistics so với các loại hình DN khác. Từ đó, đề xuất mô hình đánh giá HQKD của DN logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển dịch vụ logistics nhưng các doanh nghiệp hoạt động còn manh mún, tự phát, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ riêng lẻ và chưa phát huy vai trò của chuỗi cung ứng. Tác giả thực hiện khảo sát cả DN logistics và DN sử dụng dịch vụ logistics để có đánh giá khách quan, toàn diện về HQKD logistics, không chỉ xem xét hiệu quả trong phạm vi DN mà còn tính đến hiệu quả của các đối tác trong chuỗi cung ứng cũng như tác động lan tỏa đến HQKD của DN sử dụng dịch vụ logistics và phát triển kinh tế - xã hội. 
 
Thứ ba, luận án nhận diện những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến HQKD của DN logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (BTB). Vì vùng BTB có điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội khác các vùng miền khác trong cả nước nên các DN hoạt động ở địa phương chịu tác động của các nhân tố đặc thù như: Điều kiện tự nhiên; Cơ sở hạ tầng logistics; Nhân lực; Thị trường … Đây là cơ sở để bổ sung đánh giá và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao HQKD của DN logistics ở các tỉnh BTB.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Trên cơ sở đánh giá thực trạng HQKD của các DN logistics, luận án chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao HQKD của DN logistics ở các tỉnh BTB, bao gồm: (1) Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực DN logistics và chất lượng dịch vụ; (2) Nhóm giải pháp về đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nhân lực; (3) Nhóm giải pháp về phát triển thị trường dịch vụ logistics; (4) Nhóm giải pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; (5) Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển doanh nghiệp logistics và dịch vụ logistics. Những giải pháp này phù hợp với chủ trương, chính sách mới của Nhà nước về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
 
Những giải pháp, kiến nghị dựa trên cơ sở khoa học có thể nghiên cứu và vận dụng tốt cho thực tiễn xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của DN logistics và gợi ý chính sách, cơ chế cho các tỉnh BTB nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần phát triển KT-XH, nâng cao mức hưởng thụ và đời sống của nhân dân trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ.
Mặc dù luận án đã đề xuất mô hình đánh giá HQKD trong nội bộ DN và hiệu quả lan tỏa đến các đối tác, tuy nhiên, phần đánh giá hiệu quả lan tỏa đến các DN sử dụng dịch vụ và phát triển kinh tế - xã hội chưa được sâu sắc. Nguyên nhân là do khó khăn trong thu thập số liệu phục vụ phân tích, đánh giá. Bên cạnh đó, việc khảo sát cũng còn hạn chế đó là thiếu khảo sát đối với các cơ quan quản lý của các địa phương. Đây là vấn đề gợi mở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS
 
Thesis title:         Business performance of logistics service providers in North Central provinces
Major:                 Trade Business (Economics and Trade Management)        Code: 62340121
PhD Candidate:   Le Cong Hoi            
Supervisor:          Prof. Dr. Dang Dinh Dao
 
New contributions in terms of academic and theoretical aspects 
 
Firstly, the study contributes to develop the theory on logistics performance, presents concepts and scopes of logistics performance, which creates an important foundation to build a theoretical framework for analysing and measuring business performance of logistics services providers (LSPs).
 
Secondly, adapting from foreign researches, the thesis clarifies specific aspects of business performance of LSPs, in comparing to other types of business, then proposes a model to measure performance of LSPs in North Central provinces where there are many potentialities and advantages to develop logistics but LSPs’ operations are tattered and spontaneous; mainly provide individually services and have not taken roles of supply chain. The author surveys both LSPs and their customers in order to make independent and comprehensive assessments on logistics performance, not only covering internal performance but also measuring performance of supply chain partners as well as spillover effects to performance of logistics service customers and socio-economic development.
 
Thirdly, the study identifies typical factors influencing performance of LSPs in North Central provinces. The North Central region has specific characteristics of natural conditions, socio-economic situations, hence local LSPs are influenced by typical factors such as natural conditions, logistics infrastructures, human resources, markets…These considerations are necessary to conduct further assessments and conclude solutions to improve business performance of LSPs in North Central provinces.
 
New proposals drawn from the research result
 
Based on measurements of LSPs business performance, the thesis concludes some achievements, limitations and their reasons; then, proposes fives groups of solutions to improve business performance of LSPs in North Central provinces, including solutions to improve capacity of LSPs and service quality; solutions for training, improving human resources quality; solutions to develop logistics service markets; solutions to strengthen logistics infrastructures; solutions to revise legal framework to develop LSPs and logistics services. These solutions are in line with directions and new policies on improving competiveness and developing Vietnam logistics services until 2025.
 
The solutions and proposals based can be applied to build strategies, business plans of LSPs and implied for policies in North Central provinces in order to exploit potentialities and advantages, enhance goods production and transportation, contribute to socio-economic developments, and improve people’s living standards in servicer market opening conditions.
 
Although the thesis has proposed a business performance measurement model to cover both internal performance and spillover effects to partners, the spillover assessments on logistics users and socio-economic developments are not deep. This is due to some difficulties in collecting data. Also, a limitation of the survey is not covering local management agencies. These limitations are suggestions for further researches.