Nghiên cứu sinh Lê Đồng Duy Trung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h30 ngày 07/07/2021 tại Phòng Hội thảo G01 Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Đồng Duy Trung, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam".
Thứ năm, ngày 25/03/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số: 9340201_TC
Nghiên cứu sinh: Lê Đồng Duy Trung
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Ngọc Đức
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Vận dụng tinh thần các lý thuyết trung gian tài chính, lý thuyết tạo thanh khoản và lý thuyết cấu trúc cạnh tranh, đóng góp mới của luận án tập trung phân tích sự thay đổi về tác động của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng theo quy mô tổng tài sản mà không cần chỉ định ngưỡng phân nhóm trước khi ước lượng như hầu hết các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam đã thực hiện. Cụ thể, luận án xây dựng các mô hình ngưỡng dữ liệu bảng để khai phá các ngưỡng quy mô chưa được biết trước, tại đó tác động của quy mô, rủi ro thanh khoản, vốn chủ sở hữu, thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi cận biên đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thay đổi. Mỗi quan sát trong mẫu nghiên cứu được luận án sử dụng ở cấp độ ngân hàng, tuy nhiên mỗi ngân hàng có thể vận dụng tương tự để phân tích với cấp độ chi nhánh hoặc đơn vị kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích sự thay đổi tác động này căn cứ việc phân nhóm theo luật định tại Việt Nam, cụ thể theo thông tư 52/2018/TT-NHNN về việc quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Kết quả nghiên cứu với cách tiếp cận này hữu ích với cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của các nhóm ngân hàng theo quan điểm của họ. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam tùy thuộc vào nhóm quy mô ngân hàng có thể âm hoặc dương, tuy nhiên độ lớn tác động đều nhỏ.
Thứ hai, luận án tìm thấy hai giá trị ngưỡng dao động quanh mức tổng tài sản khoảng 600 nghìn tỷ VNĐ, tại đó đánh dấu sự thay đổi trong ảnh hưởng của quy mô, rủi ro thanh khoản, vốn chủ sở hữu, thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi cận biên tới ROA của các ngân hàng. Với mục đích nâng cao ROA, việc nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn thu ngoài lãi mang lại hiệu quả cao hơn đáng kể tại nhóm ngân hàng có tổng tài sản vượt mức trên.
Thứ ba, luận án cho thấy rằng mức độ rủi ro thanh khoản mà các ngân hàng đang có là đặc trưng quan trọng quyết định tới chiều tác động của rủi ro thanh khoản đến ROA của chúng hơn là việc chúng có thuộc “sở hữu nhà nước” hoặc luôn được coi là “quá lớn để đổ vỡ” hay không. 
Thứ tư, theo cách tiếp cận cạnh tranh, xu hướng chuyển đổi sang dựa vào nguồn thu nhập ngoài lãi mang tính chất “bắt buộc” hơn đối với các ngân hàng quy mô nhỏ (tổng tài sản dưới 100 nghìn tỷ VNĐ) so với các ngân hàng nhóm ngân hàng quy mô lớn hơn 100 nghìn tỷ VNĐ.
Thứ năm, nhóm ngân hàng quy mô lớn (tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ VNĐ) ít bị ảnh hưởng hơn bởi sự biến động của các điều kiện kinh tế vĩ mô tới hiệu quả tài chính của chúng.

-------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Bank performance according to their size in Viet Nam
Major: Banking - Finance    Code: 9340201_TC
Phd Candidate: Le Dong Duy Trung
Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Dang Ngoc Duc    
Institution: National Economics University

Theoretical and academic contributions of the Thesis: 

Applying the spirits of Financial intermediation theory, Liquidity creation theory and Competitive structure theory, new contributions of thesis focus to analyze the changes in the impact of factors on the bank performance according to their size of total assets without specifying any threshold for grouping before estimating, as most previous studies in Viet Nam have done. Specifically, the thesis builds panel threshold models to explore the thresholds of unknown bank size, where existing the change in impacts of size, liquidity risk, equity, net interest margin and net non-interest margin on the bank performance. Each observation in the research sample used by the thesis at the bank-wide level, but each bank can similarly apply it to the analysis with its branch or business unit level.
In addition, the thesis also analyzes this impact changing based on the legal grouping in Vietnam, specifically according to Circular 52/2018 / TT-NHNN on the regulations on rating of credit institutions, Foreign bank branches. The research results with this approach be useful to the Vietnamese banking system regulator in assessing the bank performance according to their perspective.

New findings and proposals are drawn from the research results of the thesis

Firstly, the effect directions of size on the bank performance in Viet Nam might be negative or positive depending on the size group , but the magnitude of the impacts is small generally.
Secondly, the thesis finds two threshold values fluctuating around total assets of about VND 600 trillion, at the location marking changes in the impacts of size, liquidity risk, equity, net interest margin and net non-interest margin to bank's ROA. For the purpose of ROA enhancement, the increase in equity ratio or non-interest income helps to bring about significant higher performance with the size group above the thresholds.
Thirdly, the thesis shows that the level of liquidity risk that banks have is an important feature that determines the effect direction of liquidity risk on their ROA rather than whether they belong to “state ownership "is either always considered "Too big to fail" or not. 
Fourthly, according to the competitive approach, the shift to relying on non-interest income is more "compulsory" for small banks (total assets less than VND 100 trillion) compared to the large-bank group.
Fifthly, large-bank groups (total assets greater than VND 100 trillion) are less affected by volatility in macroeconomic conditions on their performance.