Nghiên cứu sinh Lê Hoàng Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 01/02/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Hoàng Anh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 01/02/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                                      Mã số: 9340201_TC
Nghiên cứu sinh: Lê Hoàng Anh                                              Mã NCS: NCS38.056TC
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Lan Hương,  PGS.TS. Lê Hoàng Nga
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Dựa trên cách tiếp cận từ phía cầu của tài chính toàn diện (các đối tượng trong nền kinh tế cần được hỗ trợ để có thể tự tiếp cận tín dụng) và phát triển mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB), luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận như sau:
Thứ nhất, dựa trên phỏng vấn sâu các chuyên gia (bao gồm chuyên gia về lý thuyết, chuyên gia về thực tiễn, các đối tượng cung cấp tín dụng phi chính thức và các chủ hộ), đối với mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức, tác giả đã thêm 1 biến là “hiểu biết tài chính” vào trong mô hình. Với việc thêm một biến vào mô hình, sẽ góp phần làm giầu thêm các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ gia đình, cũng như mô hình lý thuyết gốc TPB được mở rộng ra đối với các hành phi không được khuyến khích.
Thứ hai, dựa trên phỏng vấn nhóm đối với các chuyên gia lý thuyết và đại diện các tổ chức tín dụng, đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả đã thêm 1 biến là “ngân hàng điện tử”. Việc thêm biến này kết hợp được sự thay đổi về mặt thực tế khi các hộ đều có thể tiếp cận vốn qua kênh ngân hàng ảo, đồng thời cũng bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ kinh doanh cá thể.

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức bằng mô hình cấu trúc tuyến tính, và đưa ra được những bằng chứng về các nhân tố như kinh nghiệm chủ hộ, lãi suất, khoảng cách… đều tác động đến ý định tiếp cận tín dụng. Đồng thời, đối với tiếp cận tín dụng phi chính thức, ảnh hưởng xã hội, nỗ lực và bảo mật có tác động dương. Các biến được thêm vào trong mô hình đều có tác động dương.  
Thứ hai, ngoài tác động trực tiếp của biến độc lập và biến phụ thuộc của 2 mô hình, luận án đã chứng minh được các biến kiểm soát (giới tính chủ hộ tác động đến chiều hướng của ảnh hưởng xã hội và hiểu biết tài chính, số năm kinh doanh tác động đến nỗ lực kỳ vọng và hiểu biết tài chính) có tác động đến ý định sử dụng tín dụng đen. 
Thứ ba, trên cơ sở mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và giảm tác động tiêu cực của tín dụng đen như cần tăng các hình phạt đối với tín dụng đen, đồng thời tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh cá thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn chính thức, đồng thời hội, đoàn thể cần thể hiện rõ vai trò của mình.

--------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Factors affecting the credit access for individual business household in Vietnam
Major: Finance – Banking                             Code: 9340201_TC
Name of Candidate: Le Hoang Anh            Candidate Code: NCS38.056TC
Supervisors 1: Hoang Thi Lan Huong, PhD
Supervisors 2: Assoc. Prof. Dr. Le Hoang Nga

Institution: National Economics Univeresity 

New academic and theoretical contributions

Based on the demand-side approach of Comprehensive finance (the subjects in the economy need support to access credit by themselves) and the development of the Theory of Planned Behavior (TPB), the thesis has made the following new theoretical contributions:
Firstly, based on in-depth interviews with experts (including theoretical experts, practical experts, informal credit providers and household owners), for the credit access model, the author has added a variable “Financial literacy” into the model. With the addition of a variable to the model, the factors that affect informal access to households will be enriched, as well as the original theoretical TPB model is extended to the unrecommended behaviors.
Secondly, based on group interviews with theorists and representatives of credit institutions, for the formal credit access model, the author has added a variable called "Electronic banking". The addition of this variable combines the change in reality where all households can access capital through virtual banking, and also adds more factors that affect the intention of accessing formal credit of individual business households.

New practical contributions

Firstly, the thesis provides empirical evidence on the factors affecting formal credit access by using a linear structural model, and gives evidence of such factors as the experience of the household owner, interest rates, distance... all affect the intention to access credit. At the same time, social impact, effort and security have positive effects on access to informal credit. All of the variables added to the model have a positive effect.
Secondly, in addition to the direct impact of the independent variable and the dependent variable of the two models, the thesis has proven control variables (the gender of the owner of household affects the direction of social influence and financial literacy, the number of years in business affects expected effort and financial literacy) has an effect on the intention to use loan sharking.
Thirdly, on the basis of the research model, the author gives some policy implications to increase access to formal credit and reduce the negative effects of loan sharking. For example, it is necessary to increase penalties for loan sharking, at the same time create opportunities for individual business households to have easier access to formal capital, and associations and unions need to clearly demonstrate their roles.