Nghiên cứu sinh Lê Huy Huấn

Vào 16h00 ngày 12/04/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Huy Huấn, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Phân bố LLSX và phân vùng kinh tế), với đề tài "Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ".
Thứ sáu, ngày 11/03/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Chuyên ngành: Phân bố LLSX và phân vùng kinh tế        Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Lê Huy Huấn                    Mã NCS: NCS37.126PB
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Đinh Đức Trường, 2. TS. Trần Đại Nghĩa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, nghiên cứu đã đề xuất được một quy trình tiếp cận tổng hợp để lựa chọn, đánh giá hiệu quả nhằm nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA). Quy trình này bao gồm (i) Nhận diện, đánh giá tác động của BĐKH đến SXNN tại địa phương/ vùng sinh thái nông nghiệp, nhấn mạnh góc nhìn từ nông hộ; (ii) Rà soát, lựa chọn các mô hình CSA thích ứng ưu tiên và phù hợp; (iii) Đánh giá hiệu quả các mô hình CSA trên các phương diện khác nhau; và (iv) Phân tích, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, hành vi chấp thuận áp dụng CSA của các nông hộ.  
Thứ hai, nghiên cứu đã đưa ra được các cơ sở lựa chọn và xây dựng được một bộ tiêu chí có hệ thống để phân tích, đánh giá hiệu quả của các mô hình CSA một cách toàn diện, bao trùm. Các tiêu chí đánh giá được đề xuất đáp ứng đồng thời 3 mục tiêu trụ cột của CSA theo định nghĩa của FAO (tăng năng suất/thu nhập, thích ứng và giảm nhẹ) và 3 tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường theo cách tiếp cận PTBV, phù hợp với điều kiện sản xuất và bối cảnh của các vùng sinh thái nông nghiệp cũng như của Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, luận án đã đánh giá và chỉ ra được mức độ hiệu quả cả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình CSA điển hình thích ứng với hạn hán - yếu tố khí hậu có tác động nghiêm trọng đến SXNN ở vùng DHNTB. Kết quả cho thấy các mô hình CSA không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình đối chứng mà còn giúp tăng khả năng thích ứng một cách linh hoạt, chủ động; mang lại những cải thiện quan trọng về mặt xã hội, môi trường. Mặc dù vậy, mức đầu tư ban đầu của các mô hình này tương đối cao và đòi hỏi chi phí lao động lớn, đây có thể là một rào cản đối với các nông hộ sản xuất nhỏ - những người rất dễ tổn thương trước tác động của BĐKH. Các bằng chứng về hiệu quả của các mô hình CSA sẽ là cơ sở quan trọng cho các bên trong việc thúc đẩy áp dụng và nhân rộng các mô hình CSA ở các địa bàn phù hợp thuộc các tỉnh vùng DHNTB.

Thứ hai, nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ tương đồng giữa nhận thức và hành động của các nông hộ trong việc các lựa chọn giải pháp thích ứng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp. Việc hiểu rõ hơn về các quá trình định hình sự thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu là rất quan trọng để xác định các thực thể dễ bị tổn thương và xây dựng các chính sách thích ứng có hiệu quả tốt. Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất áp dụng các mô hình CSA của nông hộ, bao gồm: khả năng tiếp cận tín dụng; mức độ tham gia các khóa đào tạo, lớp tập huấn kỹ thuật; hệ thống các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp; trình độ học vấn; quy mô đất canh tác; điều kiện kinh tế hộ nông dân; và tư cách thành viên trong các tổ chức. Qua đó, các cơ quan quản lý địa phương có thể nắm bắt nhu cầu của nông hộ để thiết kế các hướng dẫn và chính sách thích hợp nhằm hỗ trợ mở rộng diện tích áp dụng CSA trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ ba, trên cơ sở kết quả rút ra từ địa bàn nghiên cứu điểm, nghiên cứu đã đề xuất được 03 quan điểm, 04 định hướng, 06 gợi ý chính sách và 03 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy phát triển, nhân rộng các mô hình CSA phù hợp, hiệu quả tại vùng DHNTB. Các định hướng và khuyến nghị này có giá trị thực tiễn đối với các tỉnh trong vùng DHNTB nói riêng và các vùng sinh thái nông nghiệp khác trên cả nước nói chung; là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị địa phương tham khảo và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp./.

--------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Research on the effectiveness of climate-smart agricultural models in the South-Central Coast region (Vietnam)
Major: Economic Management (Distribution of Labor Forces and Economic Zoning)
Code: 9310110_PB
Name of Candidate: Le Huy Huan            Candidate Code: NCS37.126PB
Supervisors:    1. Assoc. Prof. Dr. Dinh Duc Truong    2. Dr. Tran Dai Nghia
Institution: National Economics Univeresity

New academic and theoretical contributions    

Firstly, the study has proposed an integrated approach process to select and evaluate the effectiveness to replicate climate-smart agriculture (CSA) models. This process includes (i) Identification and assessment of impacts of climate change on agricultural production in the locality/agro-ecological region, emphasizing the perspective of farmers; (ii) Reviewing and selecting preferred and appropriate adaptive CSA models; (iii) Evaluating the effectiveness of CSA models in different aspects; and (iv) Analysis and identification of factors affecting the decision to apply CSA of farmers.
Second, the study has provided the basis for selection and built a systematic set of criteria to analyze and evaluate the effectiveness of CSA models in a comprehensive and inclusive manner. The proposed evaluation criteria simultaneously meet the three pillars of CSA as defined by FAO (increase in productivity/income, adaptation and mitigation) and three economic, social and environmental criteria according to a sustainable development approach, suitable to production conditions and contexts of agro-ecological regions as well as of Vietnam.

New findings and proposals drawn from research results and surveys of the thesis

Firstly, the thesis has evaluated and pointed out the economic, social, and environmental effectiveness of typical CSA models adapting to drought - a climatic factor that has a serious impact on agricultural production in the South-Central Coast region (SCC). The results show that the CSA models not only bring high economic efficiency compared to the control models but also help to increase adaptability in a flexible and proactive manner; bringing about important social and environmental improvements. Even so, the initial investment of these models is relatively high and requires large labor costs, which can be a barrier for smallholder farmers who are very vulnerable to the effects of the impacts of climate change. The evidence on the effectiveness of CSA models will be an important basis for the parties to promote the application and replication of CSA models in appropriate locations in the SCC provinces.

Second, the study has shown a similar relationship between awareness and actions of farmers in choosing priority adaptation solutions in agricultural production. A better understanding of the processes that shape farmers' adaptation to climate change is critical to identifying vulnerable entities and developing effective adaptation policies. The study also pointed out the factors that greatly affect the probability of applying CSA models of households, including access to credit; the level of participation in training courses, technical training classes; system of supporting policies in agricultural production; educational level; farmland size; economic conditions of farmers; and membership in organizations. Thereby, local management agencies can grasp the needs of farmers to design appropriate guidelines and policies to support the expansion of the CSA application area in the next period.

Third, on the basis of results drawn from the case study area, the study has proposed 03 viewpoints, 04 orientations, 06 policy suggestions, and 03 main groups of solutions to promote the development and replication of appropriate and effective CSA models in the SCC region. These orientations and recommendations have practical value for the provinces in the SCC region in particular and other agro-ecological regions across the country in general; are the basis for policymakers, local administrators to consult and make appropriate management decisions./.